Dù trời mưa hay nắng thì hồ Cá Koi ở ngoài trời vẫn phải chịu những yếu tố khắc nghiệt của thời tiết, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng. Cá Koi là loài rất nhạy cảm với những thay đổi từ môi trường dù những thay đổi đó rất nhỏ cũng vẫn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của đàn cá. Đặc biệt khi mùa mưa đến thì chúng ta càng phải cẩn trọng đối với vấn đề môi trường và sức khỏe của đàn cá Koi. Koixinh xin mang đến cho bạn một số lưu ý để bạn chăm sóc đàn cá Koi trong mùa mưa được tốt nhất.
Khi những cơn mưa trút nước xuống là lúc sẽ mang theo rất nhiều nấm, bụi bẩn và vi khuẩn từ các mái che, lá cây, từ không khí, từ các vật trang trí quanh hồ cá… tất cả đều trút hết xuống hồ, làm cho nước trong hồ sẽ bị bẩn đục, thiếu oxy, môi trường ô nhiễm sẽ khiến cho cá bị mắc các bệnh nấm ngứa và ghẻ lở. Nhất là khi mưa xuống, trong nước mưa có chứa nhiều acid sẽ làm độ pH ở trong hồ bị thay đổi. Mà đối với việc nuôi cá Koi trong hồ nhỏ thì cần hạn chế tối đa việc luân chuyển acid hòa tan trong hồ nếu không cá sẽ bị sốc và giảm sức đề kháng đối với các mầm bệnh.
Cách chăm sóc hồ cá Koi trong mùa mưa
Khi mưa xuống làm thay đổi nhiệt độ nước trong hồ , kéo theo đó là ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của cá Koi, nó sẽ không hấp thụ được thức ăn như bình thường. Do đó, cách khắc phục là bạn nên điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp cho cá bằng cách dừng cho ăn vài hôm để chúng giảm stress.
Cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ở trong hồ nhất là độ pH vì đó là yếu tố rất dễ biến động sau những trận mưa. Sự thay đổi đột ngột của độ pH sẽ làm cá giảm sức đề kháng chống chọi với bệnh tật. Cần duy trì độ pH ở mức từ 7.5 – 8.5 là hợp lý nhất, và độ pH trong ngày dao động không quá 0.5.
Dụng cụ để kiểm tra độ pH trong nước có hai loại thông dụng là Test pH sera và máy đo pH Hana HI98107. Đây là 2 thiết bị dễ sử dụng, rất gọn nhẹ và cho kết quả nhanh nhất.
- Giúp tăng chuyển động của nước bằng sục khí để tăng lượng oxy trong hồ cá
- Sau khi mưa xong bạn hãy thay nước cho hồ cá càng sớm càng tốt, cần đảm bảo nguồn nước trong hồ sạch, để cá không bị ngứa mà cọ mình vào thành của hồ dẫn đến những vết xước trên cơ thể, là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập rồi gây bệnh. Nên thay khoảng 20 đến 30% lượng nước trong hồ là hợp lý
- Nên bổ sung thêm muối cho hồ cá vì muối có tác dụng làm cho các giảm stress, khử trùng và diệt trùng. Khi thấy cá Koi bị đỏ mình, gân máu nổi lên, ngứa và cọ mình vào thành hồ thì cần tăng nồng độ muối lên mới mức 5o/oo
- Hãy sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý hồ các Koi, giúp tăng cường các vi sinh vật có lợi để ức chế mầm bệnh, giúp cho cá khỏe mạnh, đồng thời cũng là giúp khắc phục tình trạng nước bị đục để tăng hàm lượng oxy.