Nuôi cá Koi – không đơn thuần chỉ cần thả cá vào hồ là xong mà hồ cá Koi còn có thể được trang trí thêm bằng nhiều phụ kiện khác nhau, để hợp với phong thủy nhà cũng như khu vườn. Nhiều gia chủ xây hòn non bộ, có những người thì chỉ làm hồ đơn thuần, còn có người kinh phí ít thì chỉ dùng sỏi đá để trang trí cho hồ có phong cảnh thiên nhiên. Và nhiều người thắc mắc là có nên rải sỏi vào hồ cá Koi hay không, có làm bẩn hồ hay ảnh hưởng gì cho cá hay không. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng rải sỏi trong hồ cá koi chỉ có tác dụng tăng tính thẩm mỹ cho hồ, nhưng thực sự việc rải đá, sỏi trong hồ này còn mang lại cho chủ hồ nhiều công dụng tuyệt vời khác. Qua bài viết này, cùng Koi Xinh xem sỏi ảnh hưởng thế nào trong hồ cá Koi nhé!
Có nên rải sỏi trong hồ cá Koi?
Câu trả lời là Có. Việc rải sỏi trong hồ Koi có tác dụng tốt đối với cá koi, cây thủy sinh cũng như với các vi khuẩn có lợi trong hồ cá. Cùng tham khảo những điều dưới đây
Cá Koi: Nếu bạn để đáy hồ trần, không có phủ hay xây thêm lớp lót gì thì điều này sẽ giúp việc vệ sinh hồ, thay nước trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên điểm hạn chế nếu không có lớp lót này là khiến cho cá koi dễ bị stress khi sống trong môi trường quá “nhân tạo”. Việc rải một ít sỏi dưới đáy hồ, đáy bể khiến cá koi cảm nhận mình như đang được sống trong môi trường tự nhiên thật, cá sẽ năng động và thoải mái hơn.
Cây thủy sinh: Cây thủy sinh có vai trò giúp cho hồ Koi sinh động và đẹp mắt hơn. Cây không những chỉ cung cấp thêm oxy thoáng mát cho hồ cá Koi mà còn làm tôn nét đẹp rực rỡ của những chú cá Koi. Việc rải sỏi trong hồ sẽ có tác dụng tốt nhất là giữ các chất hữu cơ từ thức ăn thừa mà cá chưa ăn hết cũng như chất thải để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Vi khuẩn có lợi: Rải sỏi dưới đáy hồ/ bể sẽ tạo điều kiện để những vi khuẩn có lợi trong hồ koi phát triển một cách mạnh mẽ. Những vi khuẩn có lợi này có khả năng loại bỏ được những chất thải của cá, mảnh vụn cây cũng như thức ăn thừa của cá, giúp nước hồ cá sạch hơn, nồng độ độc tố giảm xuống thấp. Thực tế thì những vi khuẩn này vẫn có thể tồn tại trong hồ cá nhưng số lượng sẽ không nhiều, khả năng lọc nước và loại bỏ độc tố không hề cao.
Mặt khác việc rải sỏi trong hồ cá Koi còn cáo tác dụng thẩm mỹ rất cao. Thử tưởng tượng đơn giản, nếu đáy hồ koi, bể koi không rải sỏi, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn các lớp cặn bẩn, chất thải bên dưới đáy hồ, trông rất xấu xí (đặc biệt với bể cá koi kính). Khi rải sỏi xuống đáy hồ thì những cặn bẩn bị lấp trong các kẽ sỏi nên nhìn hồ lúc nào cũng trông sạch sẽ và đẹp mắt.
Cách lựa chọn sỏi rải trong hồ cá koi
Màu sắc sỏi: Bạn không nên lựa chọn những viên sỏi có màu sắc quá tối hoặc quá rực rỡ, quá nhiều sắc màu sẽ ảnh hưởng khá lớn tới tổng thể tính thẩm mỹ của hồ Koi. Cân nhắc lựa chọn màu sỏi hài hòa với nước, cá, cây thủy sinh, làm sao sỏi phải khiến cá koi trở nên nổi bật nhất.
Chất liệu sỏi: Sỏi san hô, sỏi canxi cacbonat có thể làm tăng độ pH trong hồ cá koi, do đó bạn cần lựa chọn số lượng với loại sỏi phù hợp để bố trí hồ Koi, tránh để độ pH tăng quá cao, ảnh hưởng sự phát triển của cá.
Kích thước sỏi: Tùy vào thể tích hồ koi mà bạn sẽ lựa chọn đặt số lượng và kích thước hồ koi sao cho hài hòa nhất. Không nên chọn sỏi có kích thước quá to trong khi thể tích của bể nhỏ, sẽ gây cảm giác mất cân đối về mỹ quan, đồng thời chiếm diện tích sống của cá và các loại thủy sinh trong bể.
Những lưu ý khi rải sỏi hồ cá koi
Việc rải sỏi hồ cá sẽ khiến việc vệ sinh thay nước hồ cá koi khó hơn rất nhiều. Do vậy bạn cần chuẩn bị tâm lý trước cũng như học cách thay nước hồ koi làm sao để không khiến sỏi bị xáo trộn.
Không nên tự ý bỏ sỏi đột ngột trong hồ. Và như chúng ta đã cùng phân tích ở trên, ở trong các kẽ sỏi là môi trường lý tưởng để các vi sinh vật có lợi phát triển nhanh, chúng giúp lọc nước, loại bỏ các độc tố có trong nước. Nếu như chúng ta bỏ sỏi ra khỏi hồ hoặc không sử dụng sỏi trong hồ sẽ khiến vi khuẩn có lợi mất đi môi trường sinh sống nhiều, thay vào đó, sự gia tăng vi khuẩn có hại sẽ tăng cao hơn gây ra ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của cá koi.
Hướng dẫn thiết kế bể cá cảnh với lớp sỏi nền cực đơn giản chỉ trong vài bước
Nhiều bạn đang có ý định bố trí sỏi trong bể cá cảnh nhưng vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn.
Chọn hồ: ước lượng kích thước của hồ sao cho phù hợp với không gian mà bạn định bố trí và với những vật trang trí hay loại cá cảnh mà mình sẽ đặt vào.
Đất nền: thường bao gồm phân bón, cát sỏi phía dưới.
Đổ nước vào hồ: nên rửa hồ trước bằng nước muối ấm. Chỉ nên đổ một lượng nước vừa đủ và nước phải sạch, chưa qua sử dụng. Khi đổ, phải đổ từ từ để tránh làm mất cân bằng lớp đất nền.
Thêm sỏi: hãy sắp xếp sao cho hợp lý. Đối với những viên sỏi lớn, cần chú ý bố trí để tránh làm tổn thương đến những sinh vật bên trong hồ.
Trồng cây thủy sinh: lựa chọn các loại cây thủy sinh theo sở thích của mình và phù hợp với hồ.
Đặt bộ lọc: nên lựa chọn thiết bị và loại lọc sao cho phù hợp nhất. Có thể nhờ sự tư vấn của các cửa hàng cá cảnh.
Lắp đèn cho hồ thủy sinh: ánh đèn sẽ làm cho màu của cá trở nên đẹp và lung linh hơn đồng thời rất hữu ích cho quá trình quang hợp của cây và điều tiết sự hình thành rêu trong hồ.
Nhiệt độ: dưới 29oC là thích hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng phải quan tâm đến nồng độ CO2 để cây quang hợp được tốt hơn.
Thả cá vào: khi vi sinh vật trong hồ ổn định thì có thể thả cá vào từ từ để tránh cá bị sốc khi thay đổi môi trường.
Thay nước: nên được thực hiện mỗi tuần và chỉ nên thay ¼ lượng nước mỗi lần.
Lưu ý
Hầu hết tất cả mọi người nuôi cá đều nhận định rằng các loại sỏi rải hồ cá chỉ có tác dụng là trang trí hồ, làm cho hồ cá trông hấp dẫn hơn. Và ngoài công dụng vừa kể thì sỏi nền có tác động cũng khá lớn tới môi trường bể nuôi các Koi và có sức ảnh hưởng khá mạnh đến môi trường
Sỏi được rải trong hồ cá Koi cần được xem xét về tính hữu dụng cũng như mặt trái của chúng: Và như đã nói ở trên, lọc chính là chức năng quan trọng nhất mà sỏi có thể làm được và làm một cách xuất sắc, chúng được ví như một máy lọc sinh học vì chúng có thể làm giá thể cho vi khuẩn có lợi cho cá sinh trưởng và phát triển.Trong quá trình hoạt động và phát triển vi khuẩn luôn góp phần chuyển hóa , loại bỏ chất thải , thức ăn thừa của cá và các mảnh vụn cây trong hồ.
Nếu không có sỏi thì những loại vi khuẩn này vẫn tồn tại , hiện diện trong hồ nuôi, nhưng có thể không phát triển đủ số lượng để giữ cho hồ cá không bị ô nhiễm và loại bỏ các độc tố một cách rất hiệu quả.
Đối với loại hồ cá có đáy trần tức hồ không rải sỏi, bạn nên thay nước một cách thường xuyên, đó là cách loại bỏ trực tiếp thức ăn thừa cũng như chất thải của cá .Thay nước còn có thể làm giảm bớt nguy cơ tích tụ quá nhiều của Ammoniac và Nitrit là những yếu tố gây ngộ độc và làm suy giảm đề kháng của cá .
Sỏi giúp cá giảm căng thẳng một cách hiệu quả , khi chúng cảm nhận bể nuôi có nét tương đồng với môi trường ngoài tự nhiên, trong môi trường này hầu hết các loại cá đều năng động hơn.Ngược lại điều này không tìm thấy được ở hồ đáy trần .
Ngoài ra các chất nền cũng có thể được sử dụng để cải thiện thành phần hóa học của nước. Ví dụ : nếu hồ nuôi cần tăng pH hay làm cứng nước thì sỏi Canxi cacbonnat hay san hô sẽ làm được điều này .
Nếu hồ có trồng thêm thực vật thủy sinh , sỏi là chất nền là rất quan trọng và chỉ đứng sau ánh sáng trong quá trình sống và phát triển của cây . Lớp sỏi nền có thể giữ lại các chất hữu cơ có trong thức ăn thừa cũng như chất thải của cá, chất thải này cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho cây thủy sinh sống lâu và khỏe mạnh.
Khi đáy hồ trần luôn tồn tại một lớp chất thải hữu cơ ở đáy , nhưng với lớp sỏi nền luôn che giấu hiệu quả các mảnh vụn hữu cơ này , làm cho người ngoài luôn có cảm giác hồ cá sạch sẽ và đẹp hơn .
Ngoài những lợi ích kể trên có những mặt hạn chế mà khi sử dụng sỏi làm nền hồ chúng ta cần đặc biệt lưu ý :
Tuy có tác dụng như một máy lọc sinh học góp phần làm sạch nước , nhưng khi mật độ cá trong hồ tăng cao , lượng thức ăn thừa và chất thải sẽ chìm lắng vào sâu trong lớp sỏi khó có thể làm vệ sinh khi thay nước cũ cho cá .
Đa phần các loại vi khuẩn trong hồ lấy lớp sỏi làm giá thể để phát triển ,đều là những vi khuẩn hoạt khí . Có nghĩa là trong quá trình hoạt động và phát triển nó sẽ cạnh tranh oxy trực tiếp với cá trong hồ vì vậy cần phải bơm hơi sục khí cung cấp Oxy một cách đầy đủ . Để đảm bảo cho sự tồn tại của vi sinh có lợi , cũng như dưỡng khí cho cá..
Trong trường hợp lớp nước luân chuyển không cung cấp đủ oxy cho các loại lợi khuẩn chúng sẽ bị chết hàng loạt hoặc chết sau quá trình tăng trưởng mang tính chu kỳ . Điều này có nghĩa khi không còn lợi khuẩn , những chất thải hay độc tố nhanh chóng tích tụ trong nước , do không sử lý .
Khi vi khuẩn có lợi trong lớp sỏi nền hoạt động mạnh nó có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn có hại khác một cách hiệu quả , nhưng khi chúng đột ngột mất đi vi khuẩn gây hại , gây bệnh có cơ hội bùng phát . Điều bất ngờ xảy ra khi chúng ta không hề hay biết . Phần chủ quan vào giai đoạn ổn định trước đó . Phần không can thiệp kịp thời để kiểm soát được chất lượng nước trong hồ . Hậu quả là nước bị ô nhiễm nặng nề tổn thất về cá trong hồ là điều không tránh khỏi .
Sỏi nền khi sử dụng cũng nên xem xét tác động hóa học của nó , sỏi Silica , sỏi Epoxy trơ trong nước , nhưng các loại sỏi san hô hay sỏi Canxi cacbonnat có thể làm pH tăng cao ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe các loại cá quen sống trong môi trường nước có pH thấp hay trung tính.
Màu sắc của sỏi nền cũng có khi làm giảm đi tính thẩm mỹ của hồ cá khi sỏi nền có màu quá tối hay có màu sặc sỡ hơn màu cá nuôi làm cảnh .
Vì vậy trước khi đưa sỏi vào làm nền đáy hồ có thể xem qua bài viết này để xem sỏi có thật sự cần thiết hay không và và sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả .