Các chỉ tiêu nước trong hồ cá koi đạt chuẩn

Các Chỉ Tiêu Nước Trong Hồ Cá Koi đạt Chuẩn

Những người nuôi Koi lâu năm đều hiểu rõ “Chơi cá koi chính là chơi nước”. Chất lượng nước ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cá koi và cá koi muốn sinh trưởng và phát triển tốt, màu sắc da, vảy bóng đẹp thì những thứ đơn giản nhất cũng là thứ quyết định nhất đó là nước, và các chỉ tiêu về nước trong hồ cá cần phải được đảm bảo một cách tốt nhất. Do đó, khi quyết định nuôi cá Koi, bạn cần phải chuẩn bị một nguồn nước sạch, đáp ứng được tất cả các chỉ tiêu cần phải có trong hồ cá Koi.

Tiêu chuẩn về mực nước hồ Koi

Hồ cá Koi nên có mực nước sâu từ 0.6cm đến khoảng 2m (phổ biến nhất là 1m), đáy hồ thì nên cần có độ dốc thoai thoải nhất định để thích hợp cho Koi có thể bơi lội qua lại, không nên xây hồ quá dốc hay quá nông sẽ không tốt khi nuôi Koi. Chú ý nhé chỗ mực nước cạn nhất cũng không nên dưới 0,4 m.

Nên xây bờ hồ Koi cao hơn mặt nước khoảng 20cm đến 40cm để tránh chó, mèo bắt cá.

Các chỉ tiêu nước trong hồ

Nhiệt độ nước hồ koi

Nhiệt độ sống của cá koi phù hợp trong khoảng 20 – 29 độ C, lý tưởng nhất là ở 28.3 độ C. Ở nhiệt độ này, hệ miễn dịch cũng như quá trình chuyển hóa trong cơ thể của cá được tốt nhất, nhờ vậy cá luôn khỏe mạnh, phòng tránh được bệnh tật.

Các Chỉ Tiêu Nước Trong Hồ Cá Koi đạt Chuẩn
Nhiệt độ nước hồ koi

Nếu nhiệt độ nước đang bị quá cao – trên 30 độ C, sẽ dẫn tới tình trạng hàm lượng oxy trong nước giảm đi, điều này khiến cá dễ bị ngạt, khó thở, và dễ bị mắc bệnh nổi đầu. Ngược lại, đối với nhiệt độ nước thấp dưới khoảng 12 độ C sẽ khiến cho khả năng sản xuất ra kháng thể của cá gần như hoàn toàn kiệt quệ, không thể tạo ra kháng thể kháng bệnh và điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn cũng như mầm mống bệnh tật tăng một cách nhanh chóng trong hồ.

Vào những tháng mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn. Cũng như vào những tháng nhiệt độ nước thấp cá Koi thường bị nấm và kén ăn. Thông thường những người nuôi cá koi cần phải trang bị cho hồ cá của mình hệ thống lọc và sưởi để tránh tình trạng khi nhiệt độ cao giảm đột ngột sẽ gây nên stress cho cá. Ngoài ra, nếu phát hiện có bệnh nấm trên cá, người nuôi cần phải có biện pháp xử lý triệt để để tránh bệnh lan rộng.

Độ pH

Nồng độ pH – là một thước đo nồng độ ion H+ có trong nước. Người ta sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ axit hoặc kiềm của nước hồ. Độ pH cao và mức độ vi khuẩn cao góp phần vào cái chết của cá. Các chỉ số độ pH sẽ dao động trong khoảng từ 0 – 14.

Cá koi có thể sống và phát triển được trong điều kiện có nồng độ pH trong nước dao động từ khoảng 4 – 9. Tiêu chuẩn nồng độ pH lý tưởng nhất dành cho cá để phát triển khỏe mạnh sẽ dao động từ khoảng 7 – 7.5. Khi pH biến động lớn trong một thời gian ngắn hay nói chung là độ pH nằm ngoài giới hạn cho phép sẽ khiến cho cá Koi dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây nên. Hai giải pháp chủ yếu để duy trì nồng độ pH là kiểm tra thường xuyên và nếu cần có thể điều chỉnh thông qua bộ đệm và axit.

Có thể bạn thích:   Thi công hồ Koi đạt chuẩn - Hà Nội - Thái Bình - Lào Cai

Nồng độ pH hồ cá koi thấp hơn 5.5 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hô hấp và tạo ra chất nhờn của cá Koi. Môi trường nước này cũng dễ sản sinh ra H2S dễ gây ngộ độc cho Koi Nhật. Đối với cá có mảng màu đen thì dễ bị bay hoặc mất đi mảng màu đen này.

Các Chỉ Tiêu Nước Trong Hồ Cá Koi đạt Chuẩn

Nồng độ pH trong hồ cá Koi cao, tù 8.5 trở lên có nghĩa môi trường nước có tính kiềm mạnh. Môi trường này khiến cá bắt buộc phải trao đổi chất nhiều hơn nên cá chậm phát triển, gây ra tình trạng tăng ammonia . Khi nồng độ pH nước trong hồ cao hơn nồng độ pH trong máu cá koi sẽ khiến quá trình khuếch tán ammonia qua mang bị giảm, các chất độc dẫn tích tụ trong máu, gây ra hiện tượng nhiễm độc amoniac nguy hiểm. Biểu hiện cá sẽ bị rối loạn thần kinh, bơi bất thường hoặc bơi vòng vòng, cá đớp bóng liên tục trên mặt nước (do bị ngạt nước).

Do vậy với người nuôi Koi cần thường xuyên kiểm tra độ pH trong hồ Koi, cố gắng giữ ở mức 7 – 7.5. Nếu nồng độ pH quá cao thì tìm cách hạ xuống bớt và ngược lại.

Nồng độ KH và GH

GH giống như là phép đo tổng lượng khoáng chất có trong bể Magie và canxi là 2 khoáng chất chính mà độ GH thẻ hiện. Độ GH từ 60-160 ppm là thích hợp nhất.

Độ cứng của nước, mức KH của bể Koi sẽ ảnh hưởng đến độ nhảy cảm của bể với dao động pH. KH ở khoảng 105ppm với độ lệch cộng trừ 15ppm.

Tiêu chuẩn về oxy trong hồ cá koi

Các Chỉ Tiêu Nước Trong Hồ Cá Koi đạt Chuẩn
Tiêu chuẩn về oxy trong hồ cá koi

Mức oxy hòa tan trong khoảng 7-9 mg/l là lý tưởng cho cá Koi và hệ vi sinh trong hồ phát triển. Trong những trường hợp oxy cực thấp, 3-4 mg/l, Koi sẽ đớp nước thở hổn hển liên tục ở mặt nước và có thể chết sau khoảng một thời gian khá dài khi sống thiếu oxy. Thường thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở hồ cá là do mật độ bạn nuôi Koi quá dày, quá nhiều cá trong hồ hoặc thiếu hệ thống sủi khí oxy. Do đó người nuôi cần tính toán nuôi Koi với mật độ hợp lý hơn cũng như đầu tư máy lọc, sục khí hồ cá Koi.

Các chỉ số của Amoniac, Ammonium, Nitrite, Nitrate 

Khi quá trình thức ăn cho cá thừa lại và đọng hết ở đáy, lúc đó phân cá sẽ bắt đầu nhả ra Ammonia tiếp đó đến vi khuẩn thêm với oxy cùng làm phân hủy chúng thành các chất nitrit sau đó lại phân ra thành nitrat , sau đó là nitơ tự do .

Amoniac nitrit nitrat là các chất chính gây ra các vấn đề về sức khỏe chính cho cá của bạn, cũng giống như con người, khi môi trường sống chung quanh của bạn bị ảnh hưởng bởi rác thải hay ô nhiễm môi trường thì chất lượng sống cũng giảm đáng kể. Vì vậy phải giữ các chỉ số này trong 1 giới hạn cho phép.

Cùng với các vấn đề về sức khoẻ khác, amoniac chủ yếu có thể làm cháy cá của bạn và giảm khả năng lấy oxy hòa tan trong nước. Chất nitrit cao có thể làm hỏng thận của thận và hệ thần kinh và lượng nitrit cao, trong thời gian dài, có thể làm hệ thống miễn dịch của cá bị tổn thất nặng nề.

Amoniac và nitrit và các vấn đề sức khoẻ của Koi của bạn nhưng không đánh giá thấp nitrates trong một khoảng thời gian dài và sau đây là các chỉ số :

  • Amoniac : phải bằng 0
  • Nitrite: < 0.25 lý tưởng thì bằng 0
  • Nitrates : tối thiểu 20-60 ppm
  • Nồng độ NH3 trong hồ koi

Tiêu chuẩn về nồng độ muối trong hồ Koi

Nồng độ muối có ở trong hồ cá cần đạt tiêu chuẩn dao động trong khoảng 0.3 – 0.7%. Thêm muối vào hồ cá koi là một trong những cách hiệu quả để cá có thể thích nghi với môi trường mới mà không bị sốc nước.

  • Với muối ở nồng độ 0,3% lý tưởng để cá có thể phát triển tốt. Nếu cá koi trải qua giai đoạn stress cao thì nồng độ muối này giúp cá phát triển ổn định hơn.
  • Nồng độ muối 0,5 % có tác dụng giúp cân bằng áp suất khi chuyển cá từ ao bùn sông suối vào hồ nước sạch vào loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại.
  • Với độ muối khoảng 0,7% thì sẽ có tác dụng là tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn và các loại cá ký sinh để loại bỏ các tác nhân gây ra bệnh cho cá koi.
Có thể bạn thích:   Dịch vụ thiết kế hồ Koi tại Hà Nội uy tín – Gọi 0976870033

Lưu ý, trong mỗi trường hợp thêm muối cho hồ cá koi bạn nên xác định thận trọng lượng muối được thêm vào tránh ảnh hưởng đến cá.

Các Chỉ Tiêu Nước Trong Hồ Cá Koi đạt Chuẩn

Tiêu chuẩn về độ sạch của nước trong hồ Koi

Cá koi là loài cực kì ưa sạch, nếu như không lắp đặt hệ thống lọc nước thì chất bẩn cũng như NH3 trong nước sẽ tăng cao – NH3 là chất có trong chất thải của cá nguyên nhân chủ yếu làm độ kiềm trong nước tăng lên – Nếu NH3 quá cao cá sẽ chết hàng loạt, bị lở da, mang cá bị si sinh vật phá hoại làm cá không thở được. Do đó tiêu chuẩn nước trong hồ lúc nào cũng phải sạch, có hệ thống lọc đầy đủ, bao gồm:

  • Hệ thống hút: Bao gồm hút cá đáy và bề mặt hồ cá.
  • Hệ thống lọc: Bao gồm lọc thô và lọc tinh.
  • Hệ thống đẩy: Bao gồm đẩy mặt và đẩy dưới đáy hồ, hoặc đẩy lên thác suối nếu có.
  • Hệ thống xả: Bao gồm cả xã cặn hồ cá và xả cặn trong hồ lọc.
  • Hệ thống tràn: Bao gồm việc hạn chế tràn hồ cá và tràn hồ lộc.

Nắm được những tiêu chuẩn về các chỉ tiêu nước cần đạt trong hồ Koi là cơ sở để bạn có thể nuôi cá Koi phát triển nhanh sinh trưởng một cách khỏe mạnh.

Dụng cụ kiểm soát chất lượng nước

Muốn để môi trường nước trong hồ cá Koi luôn trong, sạch thì bạn cần sử dụng các biện pháp, các hệ thống lọc nước hồ koi. Trong đó, cách đơn giản nhất và cũng nhanh chóng nhất là nên sử dụng hệ thống bộ lọc hồ koi.

Các thiết bị cần có cho bể cá Koi:

  • Xây bể lọc bằng bê tông: cần lưu lý tạo độ chênh mực nước khi vào ngăn đầu và ngăn sau lọc nhằm tạo dòng tự chảy. Hồ xây bằng gạch bê tông phải xử lý thấm tốt.
  • Máy sục khí Oxi
  • Thiết bị bơm hút nước sau khi lọc và tạo được dòng nước lưu chuyển theo tuần hoàn thì cần phải chọn máy bơm phù hợp nhất với công suất hồ
  • Vật liệu để lọc: hạt Kaldnes, lưới lọc (Bùi nhùi, nham thạch) cần thường xuyên bảo trì và thay mới.

Khi đã có tất cả những thiết bị trên, bạn tạo cho dòng nước đi qua các vật liệu lọc từng ngăn và theo chiều thẳng đứng trên xuống. Nếu gặp khó khăn trong việc này, bạn có thể liên hệ với Koixinh – đơn vị chuyên thiết kế, thi công hồ koi uy tín.

Các kiến trúc sư tại Koixinh với nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ lắp đặt thiết bị phù hợp với không gian hồ koi.

Các Chỉ Tiêu Nước Trong Hồ Cá Koi đạt Chuẩn

Cách đánh giá chất lượng chỉ tiêu nước trong hồ của Koi Xinh

Để đánh giá, kiểm tra chất lượng nước hồ koi, bạn sử dụng bộ test Sera của Đức. Bộ test này giúp kiểm tra 9 yếu tố như sau:

  • Độ pH
  • Độ kH
  • Hàm lượng Amonium / Amonia (NH4/NH3)
  • Độ cứng của nước (gH)
  • Lượng Nitrite (NO2) của nước
  • Lượng Nitrat (NO3) của nước
  • Phosphate (PO4) trong nước
  • Lượng sắt (Fe) trong môi trường nước
  • Lượng đồng (Cu) trong môi trường nước

Như vậy, để nuôi cá koi thành công, người nuôi cần kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, sau đó tiến hành xử lý nước kịp thời để nó đạt các chỉ số tiêu chuẩn, giúp cá koi phát triển tốt nhất.

0976870033
Liên hệ