Thiết kế một hồ cá Koi dành cho biệt thự hiện đang được nhiều chủ biệt thự quan tâm, và cũng đang trở thành thú vui của các đại gia ở Việt Nam. Với những chú cá Koi vô cùng xinh xắn, dễ thương đang được xem như một biểu tượng hóa rồng, chúng tượng trưng cho sự thịnh vượng và đẳng cấp. Rất nhiều các ý tưởng cho các công trình hồ cá koi biệt thự sẽ được Koi Xinh nhắc đến trong bài viết dưới đây.
Thiết kế hồ cá Koi là gì? Các loại hồ cá Koi hiện nay
Thiết kế hồ cá koi đẹp để trang trí cho không gian nhà đang là xu hướng mới của những người thích chơi cá cảnh tại Việt Nam. Thuật ngữ này được hiểu là một chuỗi các công việc từ thiết kế cho đến xây dựng để tạo nên một mẫu hồ cá koi đẹp mắt, đúng kỹ thuật, đảm bảo phong thủy, hòa hòa với kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.
Hồ cá koi hiện nay được chia làm 3 loại chính gồm hồ cá koi dạng đổ bê tông, hồ cá koi trải bạt và hồ cá koi bằng kính. Mỗi loại hồ lại có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng mẫu thiết kế hồ cá koi.
- Hồ cá koi đổ bê tông: Đây là loại hồ được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, tất cả lòng hồ được đổ một lớp bê tông dày, chắc chắn có thể đảm bảo được mọi tiêu chí về chất lượng và tính thẩm mỹ, đặc biệt phù hợp với những người có ý định chơi cá koi lâu dài.
- Hồ cá koi trải bạt: Loại hồ cá này phù hợp với những mẫu thiết kế hồ cá koi với chi phí hạn hẹp. Phần lòng hồ được trải một lớp bạt chống thấm, ngăn không cho nước trong hồ rò rỉ ra ngoài.
- Hồ cá koi bằng kính: Được làm từ chất liệu kính, mẫu hồ này thường ít được sử dụng do khó khăn trong việc thiết kế bộ lọc, không nuôi được những loại cá to, chỉ phù hợp với những người mới chơi, không gian thiết kế hồ cá koi nhỏ.
Thiết kế hồ cá Koi mang lại nhiều lợi ích
Dành ra một phần diện tích để thiết kế hồ cá koi cho gia đình là điều rất cần thiết, đặc biệt là đối với những ngôi nhà hiện đại, nhà biệt thự hiện nay. Những lợi ích mà hồ cá koi mang lại có thể kể đến như:
- Thiết kế hồ cá koi làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ, tạo không gian kiến trúc độc đáo, tăng giá trị cho ngôi nhà.
- Hồ cá chép koi với làn nước mát sẽ mang đến không khí mát mẻ, giảm nhiệt cho ngôi nhà một cách tự nhiên.
- Tạo không gian thư giãn, giải trí, giảm stress cho các thành viên trong gia đình bằng việc ngắm nhìn đàn cá koi bơi lội hay cho cá ăn.
- Hồ cá chép koi thiết kế hợp phong thủy còn giúp mang lại tài vận tốt, hút lộc vào nhà cho gia chủ.
- Thiết kế hồ cá koi còn là phương thức giáo dục con người về tình yêu thiên nhiên, yêu động vật, giúp con người hướng thiện, cư xử chừng mực.
Một số kiến thức cơ bản trước khi lên ý tưởng thiết kế một hồ cá Koi đúng chuẩn Nhật Bản
Mực nước trong hồ
Mực nước ở trong hồ thấp nhất là khoảng 40cm với hồ cá koi mini, đối với hồ to thì mực nước thấp nhất sẽ phải đạt 60cm.
Nước bơm vào bể cá Koi cần được khử khuẩn bằng cách phơi nắng, ngâm muối hột hoặc thuốc tím trước khi cho vào bể. Các nồng độ lý tưởng của nước trong bể cá Koi:
- Độ pH từ 7- 7.5
- Hàm lượng oxy tối thiểu 2.5mg/l
- Nhiệt độ nước từ 26 – 28 độ C.
- Nồng độ NH3, NH4, các chất độc, kim loại nặng = 0.
Địa điểm thi công hồ cá Koi
Kích thước của hồ
Thiết kế bể cá Koi cần chú ý đầu tiên là kích thước gồm chiều dài, chiều rộng, chiều sâu phải đạt tiêu chuẩn.
- Chiều dài: Chiều dài lý tưởng là 2m trở lên vì cá Koi có thể phát triển tới kích thước lớn hơn 1m. Chúng cần không gian rộng để sinh trưởng tốt nhất.
- Chiều rộng: Thiết kế tương thích với chiều dài bể cá Koi.
- Chiều sâu: Tối thiểu là 0.6m với bể cá nhỏ, 0.8 – 1.2m với bể cá lớn. Chỗ nông nhất của bể cá cũng phải đạt ít nhất 0.4m.
Hệ thống xử lí và lọc nước cho hồ Koi
Ta có thể lựa chọn ra một số hệ thống lọc dưới đây để thi công cho hồ koi nhé:
- Hệ thống lọc ngầm
- Hệ thống lọc chum
- Hệ thống lọc trống
- Hệ thống lọc Skmetic
- Hệ thống lọc ngoài
Hệ thống lọc cho bể cá Koi là vô cùng cần thiết. Dù bể cá nhỏ hay lớn thì hệ lọc là điều kiện tối thiểu đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho cá Koi. Hệ thống lọc giúp loại bỏ chất thải, phân cá, cặn bẩn, các chất độc hại, làm sạch nước. Đồng thời cung cấp vi sinh vật có lợi cho cá Koi khỏe mạnh, mau lớn và lên màu đẹp.
Hệ thống lọc cho bể cá Koi hiện đại cần đảm bảo đầy đủ các bộ phận gồm: hút mặt, hút đáy, đẩy, lọc, xả, chống tràn, sục khí oxy, máy bơm nước và đèn chiếu tia UV.
Cây trồng trong bể cá Koi hiện đại
Nếu bể cá Koi hiện đại chỉ với mỗi cá Koi thì sẽ rất nhàm chán. Vì vậy, bạn có thể trồng thêm cây thủy sinh để tạo không gian tươi mát cho bể cá. Không những thế, cây thủy sinh còn có tác dụng lọc nước đáng kể, tạo môi trường sống cho vi sinh vật có lợi cho bể cá Koi.
- Nên lựa chọn cây dễ trồng, dễ sống và sạch sẽ.
- Nên chọn cây nổi trên mặt nước để tạo bóng mát cho cá Koi vào mùa hè. Hoặc cây ngập nước để hỗ trợ cá Koi khi vào mùa sinh sản. Ví dụ như hoa sen, hoa súng, bèo cái, lục bình, tiêu thảo lá nhăn, rong tản sừng hươu…
- Trồng cây với mật độ phù hợp, tốt nhất chỉ nên trồng ít cây. Tránh trường hợp cá Koi phá cây gây ô nhiễm nguồn nước.
Hướng dẫn cách thiết kế hồ cá Koi chi tiết
Để thiết kế hồ cá koi đẹp thanh bình và đạt chuẩn chất lượng, gia chủ cần trải qua quy trình thi công tương đối phức tạp được tóm gọn trong 10 bước.
Bước 1: Lập bản vẽ thiết kế hồ cá Koi
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thi công hồ cá koi để hạn chế triệt để những sai sót khi xây dựng. Bản vẽ thiết kế hồ cá koi phải bao gồm:
- Chiều dài, rộng, sâu lòng hồ
- Hình dáng hồ
- Vị trí đặt bộ lọc
- Tiểu cảnh quanh hồ
Bước 2: Xử lý mặt bằng hồ cá Koi
Mặt bằng hồ cá cần được đảm bảo về độ bằng phẳng, sạch sẽ. Đây là một trong những điều kiện không thể thiếu trong cách thiết kế hồ cá koi đạt chuẩn.
Bước 3: Đào hồ cá Koi
Tiếp theo, gia chủ cần huy động lực lượng đào hồ cá bằng cuốc, xẻng hay các dụng cụ đào chuyên nghiệp. Sau khi tạo phần miệng hố, người công nhân sẽ chỉnh sửa các góc cạnh và sàn của hồ cá, tạo độ bằng phẳng và trơn tru cho đáy hồ. Kích thước hồ có thể thay đổi tùy theo diện tích căn nhà nhưng độ rộng cần đào tối thiểu là:
- Chiều dài: 2 mét
- Chiều rộng: 0.8-1 mét
- Chiều sâu: 0.6-1.6 mét
Bước 4: Lắp đặt hệ thống ống lọc dưới đáy hồ
Hệ thống ống lọc nước hiện đại chính là “chìa khóa” duy trì sự sống của cá koi, thường được đặt vào hồ ngay sau khi đào xong hố. Hệ thống đường ống được chia thành 2 phần:
- Phần 1: ống hút đáy, hút lửng và hút mặt nước
- Phần 2: ống dẫn nước từ máy bơm trong bộ lọc về lại hồ cá
Bước 5: Đổ đế hồ cá Koi
Gia chủ phải cho đổ bê tông đáy hồ để kết cấu hồ cá koi vững chắc. Lúc này, chủ nhà nên đặt sắp thép tạo khung cho đáy hồ như khi xây nhà cửa, khiến xi măng bám chắc hơn và hạn chế tình trạng hồ bị xuống cấp.
Gia chủ lưu ý tráng viền hồ và đánh bóng mịn màng tỉ mỉ, giúp bề mặt đáy hồ kín và bằng phẳng hơn.
Bước 6: Đổ thành hồ cá Koi
Tùy vào độ rộng và độ sâu của hồ, chủ nhà có thể quyết định xây thành hồ bằng tường gạch hay đổ bê tông nguyên khối cùng đáy hồ. Tuy nhiên, gia chủ nên xin tư vấn từ các kỹ sư xây dựng để đảm bảo khả năng chịu lực tốt cho hồ cá trong nhiều năm, tránh tình trạng sụt nứt. Đối với các khu vực có đất mềm, chủ nhà nên đóng cừ cho hồ giống như xây móng nhà.
Thành hồ nên được dựng cao hơn nền đất khoảng 25-30cm, ngăn không cho nước mưa tràn vào trong hồ. Ngoài ra, tùy vào khả năng tài chính, hồ cá koi nên được bố trí chống thấm hiệu quả bằng các hình thức: bạt chống thấm, sơn chống thấm hay Sika chống thấm…
Bước 7: Tạo bối cảnh cho hồ cá Koi
Sau khi gia cố thành và khung hồ vững chắc, chủ nhà có thể tính đến việc tạo tiểu cảnh bên hồ cá. Thường thường, nhiều người lựa chọn đặt các loại đá mồ côi nặng, to che đi lớp xi măng và xen kẽ các hòn đá bé xung quanh. Đồng thời, trồng nhiều cây xanh ít rụng lá bên những hòn non bộ tạo nên một khung cảnh nên thơ và làm bóng mát cho cá koi bơi lội.
Ngoài ra, các nhà thiết kế gợi ý xây dựng núi đá nhỏ hay thác nước nâng cao yếu tố thẩm mỹ cho hồ cá koi. Thác nước chảy theo dòng tuần hoàn cung cấp Oxy cho cá phát triển ổn định.
Bước 8: Lắp hệ thống điện, bơm, lọc cho hồ cá Koi
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế hồ cá koi vì hệ thống lọc quyết định chất lượng nước trong hồ. Hệ thống điện, bơm, lọc cần được bố trí cẩn thận với độ hoàn thiện cao. Kích thước bộ lọc tối ưu thường bằng ⅓ đến ½ tổng thể tích của hồ.
Bước 9: Thả nước và làm sạch môi trường nước trong hồ cá Koi
Khi hồ đã được hoàn thành xong, gia chủ nên bắt đầu bơm nước trong và hồ với độ pH từ 7 đến 7.5, không tảo và không vi khuẩn nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, chủ nhà được khuyên đổ dung dịch thuốc tím sát khuẩn cho cá và một số vi sinh (nuôi trong 10 ngày) làm sạch nước, cân bằng nồng độ pH trong hồ.
Bước 10: Thả cá Koi vào hồ
Sau khi nuôi các loại vi sinh 10 ngày, chủ nhà có thể thả cá vào hồ (có thể cho máy lọc chạy trước khoảng 5 ngày). Tuy nhiên, gia chủ lưu ý một vài điều trước khi thả cá:
- Cho cá nhịn ăn trước 5 ngày
- Ngâm cả túi cá xuống hồ trước khi thả khoảng 30-60 phút
Những lưu ý khi thiết kế hồ cá Koi
Nguồn nước vào cho hồ cá Koi
Hiện nay có 3 loại nguồn nước chính giúp cá koi có thể phát triển tốt nhất đó là nước máy, nước mưa và nước giếng khoan. Để cá koi luôn khỏe mạnh và không bị bệnh, bạn cần xử lý lọc nước, loại bỏ mọi tạp chất và kim loại nặng trước khi đưa vào hồ cá đặc biệt là nước máy. Khi dùng nước máy, cần đảm bảo xử lý hết lượng clo còn tồn dư, nếu không tỷ lệ chết của cá koi khi thả vào hồ sẽ rất cao (lên tới 95%).
Lưu ý về độ sâu của hồ khi thiết kế hồ cá Koi
Khi đào hố chính và hố phụ cho hồ cá koi, không nên đào quá sâu hoặc đào quá nông, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hồ cá sau này.
- Đối với hồ cá koi ngoài trời, độ sâu tối thiểu khoảng 1m, tối đa sẽ phụ thuộc vào kích thước của hồ và mật độ nuôi cá.
- Nếu như thiết kế hồ cá koi trong nhà, lòng hồ nên đào ít nhất 50cm nhưng không nên đào quá sâu xuống dưới móng nhà, sẽ ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của ngôi nhà, đồng thời cũng phạm đến phong thủy.
- Đối với hồ cá koi trên sân thượng thường sẽ thiết kế hồ cá koi xây nổi, độ sâu khoảng 50cm.
Lưu ý về mực nước phù hợp khi thiết kế hồ cá Koi
Mực nước tối thiểu cho khi thiết kế hồ cá koi sẽ vào khoảng 50cm – 1m tùy vào từng vị trí thiết kế. Thành hồ khi xây phải làm cao hơn khoảng 30cm so với mặt nước để đảm bảo cá koi không thể nhảy ra ngoài.
Lưu ý về điều kiện để cá Koi có thể phát triển tốt khi thiết kế hồ cá Koi
Cá koi là loại cá khỏe, khá dễ nuôi, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe tốt chất cho loại cá này, khi thiết kế hồ cá koi, bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:
- Không nên thả cá koi quá dày sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng. Thường đối với loại cá koi kích thước từ 40 – 50cm, mật độ vào khoảng 1 con / 1m3 là phù hợp. Nếu muốn nuôi nhiều hơn cũng không nên vượt quá 2 con / 1 m3.
- Độ PH để cá koi phát triển tốt nhất vào khoảng 6,5 – 8, nếu để thấp hơn 4 hoặc cao hơn 9,5 thì cá vẫn có thể sống, tuy nhiên sẽ dễ mắc bệnh, stress hơn.
- Mức nhiệt độ nên duy trì tốt nhất cho hồ cá koi vào khoảng 20 – 24 độ C, khi nhiệt độ xuống quá thấp nên sử dụng các loại máy sưởi nhiệt để cân bằng lại nhiệt độ từ từ. Nếu nhiệt độ quá cao (trên 30 độ C) nên thay nước để cá phát triển tốt.
- Nên sử dụng thêm 1 – 3 loại máy sủi đặt ở các vị trí khác nhau, cho luôn phiên hoạt động để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho hồ cá.
Mẫu bể cá Koi hiện đại hot nhất
Bể cá Koi phong cách hiện đại phù hợp với rất nhiều người. Dù là bể cá sân vườn, trong nhà hay chung cư, nhà phố cũng đều có thể thiết kế bể cá Koi hiện đại. Nếu chưa có ý tưởng thiết kế bể Koi hiện đại thì hãy tham khảo 7 mẫu thiết kế hot nhất hiện nay:
Bể cá Koi hiện đại ngoài trời
Ưu điểm của bể cá Koi ngoài trời là đa dạng phong cách thiết kế, phối cảnh. Bạn có thể lựa chọn thác nước, hòn non bộ, cây cảnh, đá tảng…Nếu ngôi nhà có diện tích ngoài trời khiêm tốn thì bạn vẫn có thể làm bể cá Koi kiểu đơn giản, hiện đại, nhỏ gọn.
Bể cá Koi sân vườn
Một trong những mẫu thiết kế bể Koi phong cách hiện đại hấp dẫn người đam mê cá Koi là bể cá Koi sân vườn. Đối với gia chủ có diện tích ngoài trời rộng lớn thì đây là mẫu thiết kế đẳng cấp và phù hợp. Bể cá Koi sân vườn hiện đại phối cảnh với thảm cỏ, sỏi, cây xanh, thác nước…tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đẹp mắt và sinh động.
Bể cá Koi cho biệt thự
Một căn biệt thự với bể cá Koi làm nên sự sang trọng và đẳng cấp của gia chủ. Những căn biệt thự thường có diện tích rất lớn và có khoảng không gian ngoài trời thoáng đãng. Vì vậy, bể cá Koi đặt ở trong nhà hay ngoài trời cũng đều tăng thêm tính thẩm mỹ và tạo điểm nhấn ấn tượng.
Dù chỉ thiết kế đơn giản bể cá Koi với cây xanh thì mẫu bể cá Koi này cũng rất cuốn hút.
Bể cá Koi trong phòng khách
Với những gia chủ không có diện tích ngoài trời phù hợp thì thiết kế bể Koi hiện đại trong phòng khách là lựa chọn hoàn hảo. Bể cá Koi trong phòng khách vừa tạo thêm điểm nhấn, làm mát căn nhà vừa tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bể Koi trong phòng khách giúp bạn dễ dàng ngắm nhìn, chăm sóc đàn cá Koi của mình một cách tốt nhất.
Bể cá Koi bằng kính
So với bể xi măng chỉ ngắm được phần lưng của cá Koi từ trên xuống thì bể cá Koi bằng kính sẽ chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của đàn Koi. Bản thân bể cá Koi bằng kính đã là phong cách được săn đón nhiều nhất. Bởi bể kính tiết kiệm chi phí, thiết kế đơn giản và quan sát được toàn bộ hoạt động cũng như vẻ đẹp của cá Koi. Không chỉ vậy, với bể kính có diện tích lớn, bạn có thể kết hợp với cây thủy sinh, rải sỏi, đài phun nước, thác nước…
Bể cá Koi trên sân thượng
Bể cá Koi trên sân thượng thích hợp cho ngôi nhà có ít diện tích trong nhà lẫn ngoài trời. Đặc biệt phù hợp với nhà phố, nhà ống. Bể Koi trên sân thượng giúp tiết kiệm tối đa diện tích, tạo nên không gian riêng tư, ấm cúng cho gia đình. Chỉ cần một bể cá Koi nhỏ xinh đã làm nên một góc thư giãn, xua tan mệt mỏi, căng thẳng.
Bể cá Koi hiện đại ngoài ban công
Nếu bạn yêu thích những chú Koi rực rỡ mà điều kiện diện tích căn nhà không cho phép thì đừng lo lắng. Bể cá Koi ngoài ban công sẽ là thiết kế tuyệt vời dành cho những căn hộ chung cư, nhà phố hoặc nhà ống. Thông thường, diện tích ngoài ban công thường để trống hoặc trồng một vài cây cảnh nhỏ…tùy thuộc vào sở thích mỗi người.
Một bể cá Koi cùng với chậu cây, giỏ hoa treo đón ánh nắng sẽ góp phần làm mới không gian ban công vốn được cho là nhàm chán. Bể cá Koi ở ban công thực sự mang tới không gian xanh mát cho căn nhà của bạn.