Nếu bạn là người có kiến thức sâu và chắc về cá Koi thì bạn sẽ chuẩn đoán và điều trị đúng được bệnh cho chúng. Cá Koi là loại cá khỏe mạnh và ít khi bị bệnh nếu đã thích nghi được với môi trường ao hồ. Nhưng nếu ao hồ của bạn có nấm, ký sinh trùng hoặc nấm thì đó sẽ là nguồn lây bệnh cho cá.
Tìm hiểu về bệnh trên cá Koi
Nguồn lây bệnh cho cá Koi rất nhiều, có thể là do môi trường nước bị bẩn, nhiệt độ hồ nuôi tăng giảm đột ngột, các loài động vật được lại tạo mới hoặc những loài động vật ăn thịt tấn công. Dù yếu tố làm cá bị bệnh là gì thì việc phát hiện sớm và tìm ra cách điều trị sớm là điều cực kỳ quan trọng, như vậy sẽ giúp cá mau lành bệnh và tỷ lệ điều trị khỏi sẽ cao.
Làm cách nào để có thể phát hiện bệnh sớm? Đó là khi bạn thấy một con các Koi tách biệt so với đàn cá hoặc cá lười ăn, thậm chí là bỏ ăn. Khi thấy những dấu hiệu này bạn cần phải đưa ra biện pháp xử lý vì nếu chờ các dấu hiệu rõ ràng hơn thì tình trạng sẽ xấu đi rất nhanh và lúc đó có thể bệnh đã lây lan sang cả đàn cá trong hồ.
Nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù là loài cá có sức khỏe tốt, khả năng sinh tồn cao nhưng khi cá Koi bị stress thì đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở cá. Khi cá bị stress thì lúc đó môi trường nước trong ao hồ đã rất kém hoặc lượng cá trong hồ nhiều hơn so với diện tích của hồ hoặc do các yếu tố khác về môi trường và thoái hóa giống.
Dấu hiệu nhận biết cá bị bệnh
- Lười ăn, bỏ ăn
- Tự mình tách đàn
- Cá bơi không linh hoạt
- Vây kẹp sát thân cá
- Bơi lờ đờ dưới đáy ao hồ
- Nổi sát mặt nước hoặc thác nước
- Trên vây có những vết màu đỏ
- Những vệt đỏ trong vây
- Cơ thể có những vết loét
- Vây cá bị rách
- Trên mình cá có những đốm trắng
Một số cách nhận biết bệnh
Để xác định được là cá nhiễm bệnh do vi khuẩn hay nấm hay ký sinh trùng thì cách duy nhất là lấy mẫu nhớt của cá hoặc các vết xước ở thân cá, vây cá rồi quan sát dưới kính hiển vi. Nhưng đa số người nuôi cá Koi đều không có kính hiển vi nên cách tốt nhất là hãy quan sát rồi so sánh với các triệu chứng theo sơ đồ sau:
Khi cá Koi của bạn có 1 hoặc một số các dấu hiệu trên thì cần kiểm trang bảng tiếp theo để tìm ra đúng loại thuốc khuyên dùng. Bạn hãy bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Không nên để cả đàn cá cùng bị bệnh rồi mới đi tìm cách chữa trị thì lúc đó đã quá muộn.
Cách cách điều trị và thuốc điều trị khuyến cáo
Cách phòng bệnh cho cá Koi
Điều tốt nhất vẫn là nên chăm sóc cho những chú cá Koi luôn mạnh khẻo để có sức đề kháng chống chọi với bệnh tật. Muốn vậy bạn cần phải giữ cho môi trường nước trong ao hồ luôn đạt tiêu chuẩn cho phép. Khi nước trong hồ đảm bảo thì các sẽ khỏe mạnh và có sức miễn dịch, chống lại các mầm bệnh tiềm tàng. Sau đây là một số điều nên lưu ý để có những chú cá Koi khỏe mạnh:
- Chọn những con giống tốt, khỏe mạnh
- Luôn kiểm tra và đảm bảo duy trì chất lượng nước trong ao hồ.
- Số lượng cá trong hồ phải phù hợp với diện tích hồ, không để cá quá đông sẽ khiến chúng bị stress
- Nếu thả cá mới vào hồ phải kiểm tra và có thời gian cách ly theo dõi, nếu hoàn toàn khỏe mạnh mới cho vào ao hồ chung
- Cho cá ăn đủ lượng cần thiết không cho ăn quá nhiều sẽ dư thừa và gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ
- Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng bộ lọc đảm bảo thay nước và kiểm tra nước được thường xuyên
- Sử dụng men vi sinh để cải thiện chất lượng hồ nước