Cá Koi là loại cá cảnh rất được ưa chuộng trong sân vườn tiểu cảnh, cách chăm sóc hồ cá Koi đúng cách sẽ tạo nên một tiểu cảnh đẹp hài hòa với thiên nhiên. Chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách bảo trì, chăm sóc hồ cá koi đơn giản và hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây.
Bảo trì hồ cá koi có khó không?
Thiết kế, thi công hồ cá koi đã không còn xa lạ với nhiều người khi muốn cảnh quan sân vườn nhà mình hoàn mỹ hơn. Nhưng nhiều người vẫn còn e dè thi công hồ cá vì lo sợ công đoạn phải chăm sóc những chú cá dễ thương này. Chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách chắm sóc hồ cá koi đơn giản và hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây.
Kết cấu phần cứng
Với các hồ cá koi hoặc cơ bản là hồ nuôi cá , chứa nước , việc đổ bê tông cốt thép đáy hồ , thành hồ đều là điều kiện cần thiết cho một hồ cá koi lâu dài , phương án chống nứt đáy , thành hồ cho áp lực nước hoặc đất nền lún , rễ cây phát triển đều phải tính toán từ đầu. Ngoài ra, yếu tố chống thấm cũng là một vấn đề quan trọng với bất cứ hồ chứa nước nào.
Màu sơn nền đáy và thành hồ
Xưa nay chúng ta thường dùng các vật liệu lót gạch men, đá , Mosaic để lót đáy , thành hồ, tuy nhiên đây là cách làm nghiệp dư và cổ điển về sau sẽ phát sinh rêu , bám cặn , gây mùi hôi tanh cho nước , hãy tham khảo các đơn vị thi công chuyên nghiệp về hồ cá koi để được tư vấn các phụ gia kết hợp chống thấm để pha trộn keo màu nền đen chuyên nghiệp, để làm nổi bật cá koi do các đơn vị thiết kế thi công hồ cá koi lâu năm pha chế sử dụng và bảo hành trên 10 năm thậm chí 20 năm, để biết thêm về các loại phụ gia mà trên thị trường không có.
Hệ thống lọc
Hệ thống lọc cho hồ cá phải đảm bảo nước luôn trong, không cặn, không rêu , không có mùi tanh sau thời gian vận hành trên 6 tháng , một hồ cá koi chuyên nghiệp thì hệ thống lọc chiếm 60% yếu tố làm sạch, các yếu tố còn lại phụ thuộc và các hệ thống kỹ thuật chuyên nghiệp khác.
Ngày nay với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, hồ cá koi có rất nhiều những bộ phận hỗ trợ để có thể khiến môi trường sống phù hợp với việc nuôi, và chăm sóc cá koi phát triển một cách bình thường, và có thể phù hợp với nhiều loại thời tiết và môi trường khăc nghiệt nhất. Tuy nhiên kể ra rất là dài dòng và nhiều bộ phận. Chúng tôi xin tóm tắt lại các bộ phận sau.
- Máy hút: máy hút đáy và máy hút bề mặt có thể giúp vệ sinh một cách hiệu quả, để loại bỏ hoàn toàn chất thải và các loại thức ăn dư thừa trong hồ. Máy hút đáy luôn luôn được kiểm tra và vệ sinh một cách triệt để, đảm bảo môi trường sống tốt nhất.
- Máy lọc nước: Lọc nước là hệ thống tối yêu cầu trong hồ cá, đây chính là những yếu tố quan trọng nhất. Các bể koi hệ thống lọc hoạt động một cách ổn định, một số công trình lớn sử dụng cả 2,3 hệ thống lọc kết hợp, cả hệ thống lọc dự phòng và nguồn điện dự trữ.
- Máy bơm đẩy: bơm nước, đẩy lên thác nước nếu công trình có chưa thác nước và non bộ, máy đẩy hỗ trợ cho máy hút và máy lọc để hoàn thành tốt nhiệm vụ tạo dòng chảy cho hồ cá. Một công trình lớn thì 3 bộ máy này phải hoạt động tốt và đảm bảo
- Hệ thống xả nước: vệ sinh hồ là một việc gần như chắc chắn phải làm trong quá trình nuôi cá. Hệ thống xả tốt, nhanh có thể giúp cho quá trình xả nước nhanh, và chống thấm tốt.
- Hệ thống chống tràn: đối với công trình ngoài vườn, hoặc trên sân thượng, nếu không có hệ thống này, thì cá koi có thể vượt tra ngoài bể cá, gây thất thoát.
Một số bể cá phải cần đảm bảo các hệ thống lọc để có thể tạo được không gian tốt nhất cho bể cá. Không cặn dơ, không rêu tảo, không có mùi tanh,… Cặn và chất thải sẽ được các hệ thống hút, hệ thống bơm, hệ thống lọc,… cùng kết hợp để đẩy hết các chất thải bẩn.
Khi chất thải là dạng nguyên liệu thô, thì chất thải sẽ được các vật liệu lọc thô giữ lại, như là bùi nhùi, cải, và một số vật liệu bẩn khác. Hệ thống lọc thô chỉ có thể lọc được các chất bẩn vật liệu. Qua phần lọc này các chất bẩn như rác, lá cây, các vỏ lá,… từ đây nước sau khi qua lọc thô sẽ đi qua bộ phận lọc tinh như gốm lọc, nham thạch và các loại vật liệu lọc. Tại đây là nơi các vi sinh vật có khả năng phân hủy mạnh các loại chất hữu cơ nhỏ, mà phầm lọc thô không thể lọc ra, và tại đây các loại hòa tan và nước như nước tiểu cá, amoniac, và các chất độc phát sinh trong bể cá đều được các vi sinh vật phân hủy
Và bước cuối cùng nước sẽ đi qua than hoạt tính trong bộ lọc để khử chất độc. Và qua quá trình này, nước sẽ được khử độc gần như hoàn toàn. Đó là toàn bộ các quy trình lọc mà bể cá cần phải có. Đối với các bể cá lớn ngoài ra cần phải gây dựng thêm hệ sinh thái vi sinh có lợi cho cá.
Hệ thống tạo dòng.
Đây là hệ thống rất quan trọng quyết định đến dòng nước trong hồ , tạo thói quen cho cá như điểm đậu, điểm bơi và luồng bơi, đặc biệt là các loại cá thuần chủng hoặc lai thuần chủng, ngoài ra nó giúp sự pha trộn hài hoà các cặn bả , môi trường vi sinh trong hồ được cân bằng và giúp hệ thống lọc xử lý sạch mọi điểm dơ bẩn trong hồ
Hệ thống oxy: hệ thống oxy cho hồ cá koi là điều kiện cần thiết cho bất cứ sinh vật nào và cá koi cũng không phải ngoaị lệ, tỷ lệ oxy cho cá koi sẽ phụ thuộc vào kích thước và số lượng cá koi có trong hồ.
Hệ thống UV cho hồ cá koi
Đây là hệ thống diệt các mầm rêu trong hồ cá koi , các mầm thảm vi sinh gây hại cho cá , là hệ thống được thiết kế lắp đặt kết hợp bên trong hệ thống lọc cho hồ cá koi để đảm bảo xử lý tốt nhất là nhiệm vụ của UV.
Hệ thống hút mặt
Là hệ thống xử lý các lớp cặn, rác, thức ăn dư thừa, chất độc như axit đầu mùa mưa trên mặt nước , các loại khi xuất hiện trên mặt nước chưa kịp thấm nước hoặc chưa rớt xuống đáy hồ thì hệ thống hút mặt sẽ xử lý các vấn đề này , là khâu đầu tiên, hệ thống hút mặt đóng vài trò 10 % trong việc làm sạch nước
Hệ thống hút đáy, thổi đáy : Hệ thống này chiếm khoảng 15% trong việc làm sạch nước và xử lý cặn, chất thải của cá koi, các loại rác đọng ở mặt đáy.
Nước cho hồ cá koi
Để biết cách bảo trì hồ cá koi, nhiệt độ, PH và NH3 ( những người nuôi koi chuyên nghiệp còn thử N02, N03, nồng độ Oxy) cũng là điều cần phải quan tâm, tuy nhiên chúng ta chỉ cần kiểm tra NH3 và PH ban đầu, nếu hai yếu tố này đủ chỉ tiêu chúng ta có thể yên tâm về môi trường nước cho cá koi
Tất cả các yếu tố kỹ thuật trên cần được thiết kế và lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và tỷ lệ thích hợp cho mỗi hệ thống hồ cá Koi , do đó nếu quý khách có nhu cầu thiết kế thi công hồ cá koi hoặc tư vấn hãy liên hệ Hòn non bộ Miền Nam để được tư vấn miễn phí để tránh các trường hợp phát sinh lỗi như : nứt , vỡ , chống thấm, nước dơ , mùi hôi tanh hoặc tệ hơn là chết cá sau khi thi công. Chúng tôi luôn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật , bảo hành, bảo trì lâu dài và bao nuôi cá cho các khách hàng của chúng tôi.
Tiêu chuẩn tốt nhất để thiết kế hồ cá koi chuyên nghiệp , các yếu tố cơ bản cần phải có khi thi công hồ cá koi
Việc đầu tiên cần phải bàn tính là kích thước tối thiểu cần có, để làm một hồ cá koi đầy đủ các yếu đầy đủ như sau :
Hình dáng hồ
Hồ cá koi rất đa dạng chúng ta có thể tuỳ vào không gian mà chúng ta có để lựa chọn hình dáng thiết kế hồ cá koi cho thích hợp , nếu cần thiết hãy tìm một đơn vị thiết kế hồ cá koi chuyên nghiệp để được tư vấn mẫu và lên bản vẽ 3D thực tế cho quý khách hình dung trước khi thi công. Từ đó có thể dễ dàng biết được cách bảo trì hồ cá koi như thế nào là phù hợp.
Chiều dài tối thiểu của hồ cá koi : chúng ta cần tối thiểu 2m chiều dài để có thể thiết kế một hồ cá koi đầy đủ hệ thống.
Chiều rộng tối thiểu của hồ cá koi
Tuỳ theo chiều dài mà chọn tỷ lệ thích hợp , tuy nhiên yêu cầu tối thiểu cần có cho hồ cá koi là 0,8 – 1m
Chiều sâu để thi công hồ cá koi
Với dòng koi có giá rẻ thì cần tối thiểu 0,6m tuy nhiên với các dòng koi đẹp chúng ta cần độ sâu mặt nước là 0,8 – 1,6 m là thích hợp.
Vị trí thiết kế hồ cá koi
Hồ cá koi có thể thi công bất cứ vị trí nào, có thể là trong nhà , ngoài trời, sân thượng hoặc ban công , mỗi vị trí sẽ có một yêu cầu về kích thước, kỹ thuật khác nhau và cách bảo trì hồ khác nhau
Các yếu tố khiến khiến khách hàng nên chọn chúng tôi là đơn vị thiết kế thi công hồ cá koi cho quý khách khi có nhu cầu.
Chú ý nước trong hồ cá
Chúng ta đều biết môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cá. Cá sống không thể thiếu nước, bạn cần phải chú ý nhiều đến môi trường nước trong hồ cá koi. Ngoài việc vệ sinh nước trong hồ thì mực nước như thế nào cho hợp với loài cá này cũng là điều bạn cần lưu ý. Thực tế, kích thước tối đa của cá Koi có thể lên đến 2m bạn nên chú ý đến diện tích của hồ nuôi cá koi. Đồng thời, nước khi sử dụng bơm trong hồ cũng phải luôn trong sạch, nồng độ pH lý tưởng là từ 7-7,5pH.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải lưu ý đến nồng độ pH trong nước của hồ cá koi và nhiệt độ nước trong hồ. Nếu muốn thay nước cho hồ cá thì bạn phải thay từ từ, cứ 2 ngày giảm đi khoảng 1/3 thể tích nước, cho đến khi nước trong trở lại là được, tránh để nước thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cá không kịp thích nghi và dễ bị chết. Bạn cũng đừng quên khử Clo cho nước trước khi đưa vào hồ.
Hệ sinh thái trong hồ nuôi cá koi
Xây dựng một hồ cá Koi không phải là việc đơn giản và việc chăm sóc hồ cũng cần sự tỉ mỉ, có tâm. Ngoài vấn đề nước trong hồ bạn cũng cần phải chú tâm đến hệ sinh thái ở trong hồ cá.
Các loại rong tảo sẽ góp phần tạo nên hệ sinh thái tốt, giúp cá có được môi trường sống tự nhiên hơn. Nhưng bạn cũng cần phải biết rằng, nếu rong tảo phát triển quá nhiều, chúng sẽ hút hết oxy trong nước, nên khiến cá dễ bị ngạt thở gây nên mất mát không đáng có. Vì vậy, bạn nên cân bằng hệ sinh thái có trong bể cá Koi. Tạo thêm một thác nước nhỏ giúp lưu thông dòng nước tạo oxy cho cá thở lại làm đẹp hơn không gian cho hồ cá.
Thức ăn cho cá koi
Thức ăn cho cá cũng là điều cần phải lưu ý sau khi đã xây dựng hoàn thành hồ cá. Đây là loài cá ăn tạp, sau khi tiêu hết noãn hoàng khoảng 3 ngày, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như sinh vật phù du, bo bo,lòng đỏ trứng chín…
Sau khi sinh được nửa tháng cá chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng… Từ 1 tháng tuổi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…, cá còn ăn cám, bã đậu, thóc lép, phân xanh, các thức ăn chế biến sẵn cho cá….
Không nên cho cá ăn quá nhiều vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến dáng cá và lượng thức ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất 1 ngày nên cho cá ăn 2 lần khẩu phần ăn vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể cá.
Bệnh tật ở cá Koi
Bạn cần phải nắm rõ bệnh tật ở loài cá này để chăm sóc nó một cách tốt nhất. Có thể dùng các thuốc đặc trị nếu thấy nhẹ, còn trong trường hợp bệnh nặng thì nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ thú y.
Các bệnh thường xuất hiện ở cá Koi hay gặp như ngứa mình, biếng ăn, đốm trắng, rụng vảy, lở da, lở môi… khi phát hiện ra cá trong hồ bị bệnh, bạn cần cách ly cá khỏi đàn để tiện theo dõi và tránh lấy lan. Bảo trì hồ cá koi thường xuyên để giúp loại bỏ bênh tật có trong ao.