Chi tiết về hệ thống lọc hồ cá Koi

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

Hệ thống lọc là yếu tố quyết định đến sự phát triển của cá Koi. Chỉ khi nguồn nước hồ sạch, cá Koi mới sinh trưởng tốt. Vậy hồ cá Koi bao gồm những bộ phận gì? Nguyên tắc hoạt động ra sao? Cùng Koi Xinh tìm hiểu nhé!

Tại sao hệ thống lọc nước lại quan trọng với hồ cá Koi?

Nguyên nhân khiến nước hồ bẩn

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

  • Bề mặt của hồ cá Koi khá rộng cùng với đó là các loại cây trang trí xung quanh hồ nên  mặt hồ thường hứng nhiều bụi hơn. Ngoài ra, chất nhờn và đặc biệt là chất thải của cá nếu không được xử lý đúng cách sẽ làm đục màu hồ cá, làm chết cá và gây bệnh cho chúng.
  • Môi trường bên ngoài lúc nào cũng có bụi bẩn như lá cây, rác thải, hoặc các chất cặn bản đất chảy vào hồ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến nước hồ cá Koi bị vẩn đục và có rêu, tảo bám vào.
  • Quá trình cải tạo và xử lý hồ cá Koi không đúng quy chuẩn cũng gây bẩn cho hồ cá. Hồ cá ngoài trời thường có nhiều rêu và tảo nếu nó không có hệ lọc. Rêu tảo sẽ làm mất mỹ quan cho bể, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn hại cá trú ẩn và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước hồ cá.
  • Không có hệ thống lọc nước hồ cá Koi hoặc hệ thống lọc nước hoạt động không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Thiết bị lọc hoặc phụ kiện lọc không phù hợp, lưu lượng hút đẩy và hút mắt không đủ khi so với công suất hồ cá.
  • Không xử lý vi sinh ngay từ đầu, có máy bơm bơm nước nhưng lại sử dụng không đúng kỹ thuật, gây ra tác hại và tốn điện.

Như vậy, không có một hệ thống nóng đạt chuẩn là một trong những nguyên nhân khiến nước bẩn, lắng cặn và bám nhiều rêu tảo gây hại cho cá. Có thể nói hệ thống lọc rất quan trọng đối với hồ cá Koi. Để hệ thống lọc hoạt động hiệu quả, bạn cần lắp đặt thật chính xác.

Những lợi ích mà hệ thống lọc mang lại

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

  • Nguồn nước sạch sẽ tạo môi trường sống thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho hồ cá nói riêng và ngôi nhà nói chung, giúp việc ngắm nhìn những chú cá bơi lội diễn ra dễ dàng hơn.
  • Loại bỏ các chất độc hại do lá, rác, bụi bẩn tích tụ trên bề mặt nước.
  • Hút các cặn bẩn, thức ăn dư thừa lắng đọng ở đáy hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Tiết kiệm thời gian khi vệ sinh và chi phí sửa chữa, cải tạo hồ cá.

Hệ thống lọc tiêu chuẩn

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

Bộ phận hút

Bộ phận hút đảm nhận công việc làm sạch nước ở khu vực bề mặt và đáy hồ. Chúng có 2 bộ phận nhỏ là bộ phận hút đáy và bộ phận hút mặt.

  • Bộ phận hút đáy được đặt ở đáy hồ chính, nối thông với một bể chứa (hay còn gọi là ngăn lắng). Khi xây dựng hồ cá, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng diện tích hồ, điểm đặt và kích thước phần hút đáy để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Ví dụ, phần hút đáy 8cm sẽ làm sạch đáy trong phạm vi bán kính 1,2m và dung tích hồ là 550 lít. Còn phần hút đáy 10cm có thể làm sạch đáy trong phạm vi bán kính 1,8m và dung tích hồ là 950 lít. Thông thường, người ta sẽ sử dụng ống PVC 90 để làm ống hút đáy và đặt ống xuống đáy hồ rồi đổ bê tông. Chọn loại ống này bởi nó đủ lớn để có thể hút được hết chất bẩn cũng như vừa với kích thước để đáy. Mỗi hồ cá sẽ có số lượng hút đáy khác nhau nên bạn cần dựa vào thể tích cũng như diện tích đáy hồ để quyết định số lượng và vị trí đặt ống hút.
  • Hút mặt có nhiệm vụ là hút các vật thể lơ lửng trên bề mặt hồ cá. Nó có thể hút các vật thể nhẹ như lá khô, cỏ, phấn hoa…  trôi nổi trên bề mặt hồ. Ngoài ra, nó còn làm sạch váng nổi, từ đó làm tăng khả năng trao đổi oxy và phân tán chúng vào nước. Đây cũng là bộ phận hỗ trợ chống tràn cho hồ cá vì khi mực nước hồ dâng lên cao nhất nó có thể hút bớt nước tránh gây tràn ra ngoài. Đây cũng sẽ là mực nước chuẩn cho hồ cá Koi của bạn. Để khả năng chống tràn phát huy tốt đa hiệu quả của mình, bạn cần tính toán thiết kế mực nước một cách cẩn thận.
Có thể bạn thích:   Hồ cá Koi Nhật Bản đạt chuẩn được thi công bơi Koixinh tại Hà Nội - Giá rẻ, uy tín - Gọi 0976870033

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

Bộ phận đẩy

Nhiệm vụ của bộ phận đẩy là đẩy nước để tạo dòng. Các dòng nước được tạo ra từ hệ thống này có tác dụng:

  • Tạo môi trường sống có nồng độ oxy ổn định để cá Koi hô hấp
  • Đẩy các cặn bẩn, chất thải về bộ phận hút đáy. Nhờ đó hỗ trợ hút đáy làm việc hiệu quả hơn
  • Đẩy các cặn nổi về gần vị trí bộ phận hút mặt để bộ phận này thực hiện nhiệm vụ của mình
  • Hòa tan thuốc, các chất dinh dưỡng vào trong nước 
  • Tạo thói quen di chuyển để bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn đàn cá tại một số vị trí.
  • Nếu hồ cá có thác nước, nó sẽ đẩy dòng nước lên trên, tạo dòng chảy từ trên xuống dưới (nếu có)

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

Bộ phận lọc

Là bộ phận quan trọng nhất giúp làm sạch hoàn toàn các tạp chất, cặn bẩn trong hồ cá. Cá Koi có yêu cầu về chất lượng nước rất cao nên môi trường sống của nó phải đặc biệt sạch. Để nước sạch nhất có thể, bạn có thể chia bộ phận lọc thành 3 kiểu cơ bản sau:

  • Lọc cơ học: Đây là phương pháp lọc thô sử dụng các loại vật liệu lọc cơ bản như chổi lọc, bông, bùi nhùi để làm sạch nước. Những vật dụng này chỉ làm sạch nước về mặt thị giác còn tính chất hóa học của nước vẫn như vậy. Cơ chế hoạt động của nó là đưa nước hồ vào bộ lọc, các chất cặn bẩn sẽ được các vật liệu lọc giữ lại còn nước thì chảy trở lại hồ. Cách làm này vô cùng đơn giản và tiện lợi.
  • Lọc hóa học: Các lọc này vượt trội hơn lọc cơ học ở chỗ nó có thể loại bỏ mùi, màu và hợp chất hóa học có trong nước. Các vật liệu lọc được sử dụng phổ biến hiện nay là matrix, than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh… Sau khi được xử lý sơ bộ ở bộ phận lọc cơ học, nước sẽ đi qua bộ phận lọc hóa học để loại bỏ thêm các kim loại nặng, các chất độc mà hệ thống lọc trước đó không xử lý được.
  • Lọc sinh học: Đây là việc bạn nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi để giảm các độc tố có trong nước. Đây là cách lọc tự nhiên được dùng cho những hồ cá lớn. Cây thủy sinh sẽ vừa che nắng, cung cấp oxy cho cá vừa tạo hệ sinh thái đẹp mắt cho hồ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại vật liệu hiện đại mới như sứ lọc, bóng nhựa, hạt Kaldnes.

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

Bộ phận xả

Bộ phận này gồm một xả cặn ngăn lắng và một xả cạn nước hồ.

  • Xả cặn: là quá trình bạn cho nước đã qua hút đáy chảy vào một bể chứa lắng. Tại đây các chất thải thô và cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy, sau đó nước sẽ được lọc sơ bộ và chuyển sang ngăn tiếp theo. Khi các chất thải đã lắng xuống hết thì nó sẽ theo ống xả để thải ra ngoài.
  • Xả cạn: là quá trình bạn hút hết nước trong hồ để tổng vệ sinh định kỳ hoặc sửa chữa các hư hại liên quan đến kết cấu cho hồ cá.

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống lọc hồ cá Koi

Nhiệm vụ chính của hệ thống lọc là làm sạch nước trong hồ cá Koi, đảm bảo nước hồ không có cặn bẩn, đóng váng hay hạn chế tối đa sự phát triển của tảo và mùi hôi thối. Vậy hệ thống này vận hành như thế nào? Thông thường hệ thống này sẽ trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Hút nước và lọc thô

Nước bẩn trên mặt hồ và cặn bẩn lắng ở đáy sẽ được bộ phận hút mặt và hút đáy hút vào ống và chuyển tới ngăn lắng. Lúc này, một phần rác và chất thải đã được bộ phận chắn rác giữ lại ở bộ phận hút mặt. Ngăn lắng sẽ có nhiệm vụ lọc lại các chất cặn bã và chất thải của cá ở đáy hồ.

Có thể bạn thích:   Sự khác biệt giữa Cá Koi và Cá Vàng - Cách phân biệt hai loại cá

Tại ngăn này, nước sẽ được chổi lọc, bùi nhùi lọc thô. Một phần chất thải sẽ được vật liệu lọc giữa lại, phần còn lại sẽ lắng xuống đáy của bể chứa. Chất thải ngăn lọc thô sẽ được bộ phận xả đáy đưa ra ngoài. Nước được lọc qua nhờ bộ lọc thô sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Lọc tinh

Các tạp chất lớn, cặn bẩn cơ bản đã được giữ lại qua quá trình loại thô nhưng các chất như nhớt cá, chất thải, một số chất độc vẫn chưa bị loại bỏ. Ở giai đoạn này nước sẽ tiếp tục được lọc tinh nhờ gốm lọc (sứ lọc), hoặc nham thạch.

Ở ngăn này, vi sinh vật có lợi sẽ phân hủy các chất hữu cơ sót lại trong quá trình lọc thô. Về cơ bản ở giai đoạn này nước đã được làm sạch khoảng 70-80%.

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

Giai đoạn 3: Đẩy nước sạch về hồ sau khi kết thúc quá trình lọc

Trước khi nước sạch được đẩy trở lại hồ chính thì nó sẽ đi qua buồng chứa than hoạt tính để loại bỏ nốt các chất độc còn sót lại. Cuối cùng, máy bơm sẽ hút nước sạch từ bể lọc và thả về hồ chính theo 4 hướng chính:

  • Tạo dòng dưới đáy để đẩy các chất cặn bã ở những xa về gần vị trí hút đáy.
  • Đẩy phía trên bề mặt để dòng nước đưa rác và chất thải nổi trên bề mặt nước về vị trí của hút mặt.
  • Thổi luồng để tạo hướng bơi và điểm đậu cho cá Koi. Nếu bạn muốn định hướng bơi cho đàn cá của mình hay tạo điểm đậu để có thể ngắm nhìn chúng dễ dàng hơn thì hãy điều chỉnh dòng hợp lý.
  • Hòn non bộ đẩy nước lên cao (nếu có). Một số gia đình đã xây dựng hồ cá Koi kết hợp với hòn non bộ. Tiếng nước chảy róc rách từ hòn non bộ không chỉ vui tai mà nước chảy từ trên xuống sẽ tăng lượng oxy có trong nước. Việc này sẽ giúp cá koi có thể hô hấp dễ dàng hơn.

Các vật liệu lọc phổ biến hiện nay

Bùi nhùi

Đây là vật liệu lọc được đánh giá rất tốt bởi nó bền, nhẹ, có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau và không bị ăn mòn theo thời gian. Ngoài ra, bùi nhùi còn có cá tác dụng:

  • Tăng khả năng trao đổi chất, khử chất độc gây hại cho cá
  • Làm giảm nồng độ kim loại nặng trong nước
  • Bổ sung khoáng chất có lợi cho cá

Than hoạt tính

Than hoạt tính đang được sử dụng rất nhiều trong giới nghệ nhân nuôi cá, những người mới nuôi cá hay cả những chủ hồ cá thương mại. Nó là một dạng carbon được hoạt hóa ở nhiệt độ cao, có cấu trúc xơ rỗng với diện tích bề mặt tiếp xúc lớn vì thế mà nó có khả năng hấp thụ cực kì tốt với tạp chất, bụi bẩn. Ngoài ra, người ta còn sản xuất than hoạt tính từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, không có hóa chất độc hại nên cực kì an toàn với cá và vật nuôi.

Việc sử dụng than hoạt tính trong vệ sinh hồ cá Koi giúp việc loại bỏ tạp chất gây hại trong nước dễ ra dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp cá phát triển khỏe mạnh mà không tốn nhiều thời gian.

Nham thạch

Đá nham thạch là những viên đá nhỏ có bề mặt sần sùi với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Nó thường được thả dưới đáy bể cá. Khi kết hợp với hệ thống đèn trong hồ hoặc bể cá, chúng sẽ phát ra ánh sáng đẹp mắt. Đá nham thạch dùng cho hồ cá Koi thường là loại đá có kích thước vừa lòng bàn tay (khoảng từ 3 – 6cm). Các viên to hơn (6cm trở lên) cũng thường được sử dụng để tạo bố cục đẹp mắt cho hồ cá Koi. 

Chi Tiết Về Hệ Thống Lọc Hồ Cá Koi

San hô lọc

  • CaCO3 ở san hô có tác dụng làm tăng độ PH cho nước. Chất này rất tốt cho các loại hải sản như cua, tôm, cá biển vì chúng thường phải sống trong môi trường có độ PH cao.
  • Trong hệ thống lọc bể cá, san hô thường được đặt ở ngăn thứ hai. Vi sinh vật có lợi sẽ bám trên bề mặt của san hô để phân hủy các chất hữu cơ mà phần lọc thô không thể lọc được.
Có thể bạn thích:   Thiết kế hồ Cá Koi phong thủy

Thanh sứ hoa mai

  • Nhờ hàng triệu lỗ nhỏ li ti trên thân mà thanh sứ hoa mai trở thành nơi cư ngụ và phát triển của nhiều loại vi sinh vật có lợi cho hồ cá.
  • Thanh sứ hoa mai không làm tăng độ pH cho hồ mà nó kiểm soát sự tăng trưởng của tảo, diệt trừ vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nó cũng không chứa các tạp chất như nham thạch.
  • Bạn không mất nhiều thời gian cọ rửa (1-2 lần) là có thể sử dụng ngay vì vốn dĩ nó đã rất sạch.

Chổi lọc

Chổi lọc là vật liệu không thể thiếu trong hồ cá Koi khi bạn lọc nước. Nhìn bên ngoài thì nó trông rất giống một chiếc chổi nhựa thông thường. Tuy nhiên, nó được làm 100% từ cước chuyên dụng. Chổi lọc thường được sử dụng trong các hồ cá hay chậu nuôi cá Koi. Vì có giá thành rẻ, dễ sử dụng, lắp đặt nhưng lại cho hiệu quả cao nên nó được rất nhiều người lựa chọn.

Với hệ thống lọc nước này, phân cá, thức ăn dư thừa, các chất cặn bã dưới đáy hồ sẽ được các bộ phận hút hút đến bể lọc có chứa các loại chổi lọc. Lúc này nhiệm vụ của chổi lọc là lọc những cặn bẩn lớn. Sau đó, nó sẽ được lọc tinh bằng sứ lọc, nham thạch… và lọc hóa học.

Chổi lọc được coi là một phương tiện lọc sinh học có tác dụng loại bỏ các chất thải lơ lửng trong nước, làm giá thể dính bám cho vi sinh trú ẩn.

Các lỗi thường gặp khi thiết kế hệ thống lọc cho hồ cá Koi

Lắp thiết bị hút mặt

Đã có nhiều công trình gặp phải lỗi về lắp đặt các thiết bị hút mặt. Các nhân viên đặt thiết bị hút mặt quá gần với dòng chảy nên hệ thống không thu được rác hay chất thải trên bề mặt nước. Đặt quá xa cũng khiến thiết bị không đảm bảo được lực hút.

Lắp thiết bị hút đáy

Không nên đặt thiết bị hút đáy ở gần những nơi xuất hiện dòng chảy mà hãy tìm vị trí phù hợp với tổng dung tích của cả hồ nước. Có như vậy thì thiết bị mới làm tốt được nhiệm vụ lọc chất bẩn tại ngăn lọc thô.

Lắp thiết bị tạo dòng chảy

Khi tạo dòng cho hồ nước bạn cũng dễ dàng mắc sai lầm. Hệ thống tạo dòng cần được thiết kế song song với mặt đáy để có thể đẩy được chất cặn bẩn tới ống hút.

Lắp thiết bị máy bơm

Đường ống dẫn nước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của máy bơm. Nếu như chất lượng đường ống không đảm bảo thì môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng, nước sẽ không đủ điều kiện để cá phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ thống lọc hồ cá Koi. Hy vọng nó sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn trong vấn đề thiết kế hệ thống lọc hiệu quả. Để việc thiết kế hồ cá Koi được chuẩn nhất, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi xây dựng để có thể chủ động hơn trong những tình huống phát sinh.

0976870033
Liên hệ