Những bệnh thường gặp ở cá koi và cách điều trị dứt điểm

Những Bệnh Thường Gặp ở Cá Koi Và Cách điều Trị Dứt điểm

Cá Koi rất dễ mắc bệnh nếu môi trường nước hồ không đảm bảo vệ sinh. Bài viết sẽ tổng hợp những bệnh thường gặp ở Koi và hướng dẫn bạn cách “xử lý” bệnh nhanh chóng, giúp cá mau khỏe, tung tăng bơi lội.

1. Trùng mỏ neo

Trùng mỏ neo là 1 trong những bệnh thường gặp nhất ở cá koi (cá chép Nhật). Bệnh do 1 loại kí sinh trùng giáp xác, có tên gọi tiếng anh là Lernea – Anchor Worm gây ra. Loài ký sinh sinh trùng này bám chặt vào thân, đuôi koi, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Khi còn nhỏ trùng mỏ neo sống trong mang cá koi, giai đoạn trưởng thành con đực và cái giao phối, sau đó con đực sẽ rời khỏi mang koi sống vài ngày trong nước rồi chết. Trùng mỏ neo cái thụ tinh và tồn tại trên thân Koi, hút dưỡng chất trong cơ thể cá koi, gây nên những vết thương chảy máu.

Bệnh trùng mỏ neo ở cá koi

Khi bị bệnh này, Koi thường lười ăn, ngứa ngáy, khó chịu, gầy yếu và bơi lội chậm chạp. Các vết thương do trùng mỏ neo gây ra tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công khiến bệnh ngày càng nặng.

Cách trùng mỏ neo gây bệnh
Cách điều trị: Dùng thuốc Dimilin (bạn nên cân nhắc khi sử dụng vì trong thuốc này có thành phần thuốc trừ sâu). Trước khi đánh thuốc cho cá koi cần đảm bảo trong hồ không có cây thủy sinh, hoặc nếu có cây thủy sinh phải cao hơn mặt nước tầm 3cm.

Liều lượng thuốc: 1gr/m3

Cách đánh:

  • Ngày 1: Đánh liều 1, liều thuốc phụ thuộc vào thể tích hồ/bể cá koi bị bệnh.
  • Ngày 2: Không đánh thuốc
  • Ngày 3: Đánh liều thuốc thứ 2 như liều 1, đồng thời thay 20% nước.
  • Ngày 4, 5, 6 : Không đánh thuốc
  • Ngày 7: Đánh liều thuốc thứ 3, thay 20% nước
  • Ngày 8: Không đánh thuốc
  • Ngày 9: Đánh liều thuốc thứ 4, thay 20% nước
  • Ngày 10,11: Không đánh thuốc
  • Ngày 12, 13, 14: Mỗi ngày thay 20% nước

Thường thì liều 1, 2 bạn sẽ tiêu diệt được trùng mỏ neo ký sinh bên ngoài da cá koi. Còn các nang trứng chưa nở nên phải đợi đến ngày thứ 7 để trứng nở ra, khi đó mới đánh liều 3, liều 4 để diệt tận gốc trùng mỏ neo.

Một trong những nguyên nhân gây bệnh trùng mỏ neo ở cá koi là do nguồn nước không được đảm bảo, do vậy người nuôi cần chú ý tìm hiểu và trang bị đầy đủ Máy lọc nước hồ koi, loại bỏ cặn bẩn, vi sinh vật hại – tác nhân gây bệnh cho cá koi.

2. Bệnh rận cá

Rận cá ký sinh trên da, vây, thân, xoang miệng, mang cá koi. Chúng hút máu, đồng thời tiết chất độc làm cá bị tổn thương và sưng đỏ, tạo điều kiện vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập gây bệnh. Rận cá thường hút máu vào ban đêm khiến koi ngứa ngáy và khó chịu, thường bơi nhảy lung tung.

Bệnh rận cá thường gặp ở cá Koi

Cách điều trị:

Khi thấy cá koi xuất hiện nhiều rận, trước tiên bạn nên dùng nhíp y tế để gắp chúng ra khỏi thân Koi, sau đó sử dụng các dung dịch diệt khuẩn: thuốc tím, povidine, bentadine, iodine… thoa lên các vùng bị tổn thương. Thực hiện liên tục từ 5 – 7 ngày.

3. Bệnh đốm trắng

Cá chép Nhật bị bệnh đốm trắng tương đối phổ biến. Khi bị bệnh, trên thân, đầu cá sẽ xuất hiện các hột trắng và lây lan rất nhanh sang các bộ phận khác, từ con này sang con khác. Phát hiện cá bệnh, người nuôi tốt nhất nên cách ly cá ra khỏi hồ/ bể để tránh lây lan. Nấm sẽ dính chặt vào mô, da cá khiến cá ốm yếu.

Bệnh đốm trắng ở cá Koi

Nguyên nhân gây nên bệnh đốm trắng ở koi là do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Có thể bạn thích:   Hướng dẫn điều trị vết loét cho cá Koi

Cách xử lý:

  • Tăng nồng độ muối trong hồ/ bể koi lên 0.5%/ngày, duy trì nhiệt độ trong bể 27 độ C.
  • Cho  3-5 giọt xanh methylen (có bán tại các hiệu thuốc tây ) hòa tan 20 lít nước và thay nước mỗi ngày một lần.

Sau khi điều trị cá koi bị đốm trắng xong, thường sức khỏe cá yếu, màu sắc cá sẽ kém đẹp, lúc này người nuôi cần chú ý cách cho cá koi ăn giúp lên màu, khỏe mạnh để đàn cá trong hồ/ bể được đẹp hơn.

4. Bệnh đốm đỏ

Bệnh này khiến toàn thân cá xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành từng mảng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi bệnh chuyển nặng thì các gốc vậy, tia vây rách nát và cụt dần. Các vùng da xuất huyết viêm, tấy và loét, nhiều mủ, xung quanh có nấm ký sinh, phần mang cá tái nhợt, mắt cá lồi xuất huyết.

Bệnh đốm đỏ ở cá Koi

Bệnh đốm đỏ ở cá koi do vi khuẩn hình que mang tên Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas gây ra. Ở miền Bắc cá koi thường mắc bệnh này vào mùa xuân (tháng 3 – 4 dương lịch) và mùa thu ( tháng 8 – 9 dương lịch).

Cách điều trị: Nếu bạn nuôi ở ao, thay nước mới cho ao, bón vôi bột hoà nước, té đều khắp ao với liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần để nâng độ pH trong môi trường nước (loại vi khuẩn này không thích ứng trong môi trường kiềm).

Ngoài ra, nếu nuôi cá trong hồ nhỏ, bạn có thể áp dụng phương pháp đánh muối với tetraxilin. 1 khối nước = 1 vỉ tetraxilin + 1kg muối. Đánh muối liên tục trong 3 ngày.

5. Bệnh thối đuôi

Biểu hiện koi bị bệnh thối đuôi là phần vây đuôi sưng viêm, bong tróc, nặng hơn nữa phần cơ thịt bị hoại từ và thối rữa, gốc vây đuôi ứ máu.

Bệnh thối đuôi ở cá koi

Nhiễm trùng vi khuẩn Myxcobacteria và nấm mốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh này. 2 con đường dẫn đến nhiễm khuẩn: 1 là chất thải của cá tích tụ, không được xử lý gây bùng phát bệnh, 2 là mật độ nuôi koi dày quá, máy lọc nước không đảm bảo, chất lượng nước kém lý tưởng.

Cách xử lý:

  • Cách 1: Sử dụng dung dịch xanh Malachite 1% bôi lên các vết tổn thương trên vây đuôi cá, mỗi ngày bôi 1 lần, bôi liên tục trong vòng 4 – 5 ngày.Sử dụng dung dịch xanh Malachite 1% bôi lên các vết tổn thương trên vây đuôi cá, mỗi ngày bôi 1 lần, bôi liên tục trong vòng 4 – 5 ngày.
  • Cách 2: Lấy 5 – 8 viên thuốc cho cá koi Oxytetracyline với 100 lít nước, cho cá vào ngâm 30 phút khử trùng để tiêu diệt khuẩn.

6. Bệnh sán da, sán mang

Mắc bệnh sán da, sán mang, cá koi sẽ có một vài biểu hiện như: dáng bơi không thẳng mà lạng lách, thường cựa thân vào đáy hoặc cạnh bể/hồ, co giật do ngứa mình, hay nhảy khỏi mặt nước. Sán hút máu cá gây ghẻ lở, thủng mang cá, nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cá chết.

Bệnh sán mang ở cá koi

Bệnh sán da, sán mang cá koi xảy ra do chất lượng nước hồ/ bể cá bẩn, hàm lượng oxy trong bể kém, nồng độ chất hữu cơ cao.

Cách điều trị:

Để điều trị bệnh sán da, sán mang bạn có thể sử dụng thuốc nuôi cá koi praziwantel. Ngâm praziwantel liều lượng 2g/1m3, đánh 2 liều cách nhau 2 ngày, chú ý trước khi đánh thay nước 20%.

7. Bệnh loét

Cá koi có những vết thương do va chạm, nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng và xuất hiện các vết lở loét trên da. Các vết này không sớm được điều trị sẽ khiến cá chết.

Bệnh loét ở cá koi

Cách điều trị: Bắt cá ra, sử dụng thuốc mê gây mê cho cá, lấy tăm bông thấm thuốc tím đậm hoặc tetra thoa lên các vết loét để sát trùng.

8. Bệnh xù vảy (Dropsy)

Dấu hiệu dễ nhận biết khi cá koi mắc bệnh này đó là thân cá sưng lên, mắt lồi ra, vảy cá nâng lên khiến cá có hình dáng như một cái nón thông. Koi sẽ ăn ít và  bơi gần mặt nước, nơi có nhiều oxy.

Có thể bạn thích:   Hướng dẫn cách xây dựng hồ cá Koi đơn giản, đúng kỹ thuật nhất

Bệnh xù vảy ở cá koi

Xù vảy ở cá koi xảy ra do 1 trong số nguyên nhân như:

  • Đột ngột sưng: Các bị nhiễm vi khuẩn gây chảy máu bên trong.
  • Chậm sưng: Có ký sinh trùng trong cá hoặc khối u trong cá phát triển làm sưng lên.

Bệnh có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, thường sẽ bị cả đàn 1 lúc. Một số ký sinh trùng ảnh hưởng đến thận cá làm mất chức năng thận cá, cá không đào thải được cặn bẩn tích tụ trong cơ thể dẫn đến giảm tuổi thọ.

Thực tế còn rất nhiều bệnh khác gặp ở cá koi: cá koi nổi đầu, cá koi phình bụng, cá koi lồi mắt, cá koi tróc vảy… Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị 1 số bệnh thường gặp nhất ở cá koi để bạn tham khảo và có cách xử lý kịp thời khi koi bị bệnh. Bạn có thể tìm hiểu cách đơn giản thường dùng để chữa các bệnh thường gặp như nấm bằng phương pháp tắm thuốc tím cho cá Koi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0976870033
Liên hệ