Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

1. Cá Koi bị trùng mỏ neo

Biểu hiện: Bệnh này do ký sinh trùng Lernea – Anchor Worm gây ra và là bệnh thường gặp ở cá chép Koi Nhật. Những con ký sinh trùng đó bám chặt vào duôi và thân cá, ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi trùng còn nhỏ thì chúng sống trong mang cá nhưng khi trưởng thành thì những con cái và con đực giao phối với nhau rồi con đực rời khỏi mang cá mà và chết. Trùng cái tồn tại để nuôi trùng con, chúng hút dưỡng chất rồi sinh nở, gây nên các vết thương cho cá Koi làm cho cá ngứa ngáy, không chịu ăn, cá gầy đi và bơi rất chậm.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị: Cần dùng thuốc Dimilin đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dựa trên số lượng cá bị nhiễm bệnh. Vì thuốc có thành phần thuốc trừ sâu nên nếu hồ nuôi có trồng cây thủy sinh thì không được dùng loại thuốc này. Trường hợp cây thủy sinh cao hơn mặt nước khoảng 3cm thì có thể dùng thuốc này với liều lượng 1grams cho 1m3 nước.

Hướng dẫn cách đánh thuốc:

Ngày 1: Tùy thuộc vào số lượng cá và diện tích hồ mà dùng liều theo chỉ định của bác sĩ

Ngày 2: Ngừng thuốc

Ngày 3: Đánh thuốc liều 2

Ngày 4,5,6: Ngừng thuốc

Ngày 7: thay 20% nước trong hồ rồi đánh thuốc liều 3

Ngày 8: Ngừng thuốc

Ngày 9: Thay 20% nước trong hồ rồi đánh thuốc liều 4

Ngày 10, 11: Ngừng thuốc

Ngày 12, 13, 14: ngày nào cũng thay 20% nước

Phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh nước trong hồ, đảm bảo nước trong hồ luôn sạch sẽ, trước khi vào hồ phải khử trùng cho dày dép và dụng cụ nuôi cá.

2. Cá Koi bị nấm mang

Biểu hiện bệnh: Khi bạn thấy cá Koi khó thở, thở bất thường, thở gấp, thở nhanh, ngáp ngáp và mang đánh liên tục thì lúc đó hệ hô hấp của cá bị ảnh hưởng, dẫn đến thiếu oxy, mang cá sẽ đập mạnh, quan sát sẽ thấy mang cá có những vết màu trắng loang lổ. Thường thì cá sẽ chết sau 3 ngày mắc bệnh và nhanh lây bệnh sang những con cá khác nên cần phải xử lý thật nhanh để không ảnh hưởng tới cả đàn cá.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị: Hãy dùng thuốc Cloramin T liều lượng 7.5g/1m3. Nhưng cách này chỉ dùng cho những con cá chưa bị nhiễm bệnh. Sau 2 ngày thì thay 50% nước và đánh thuốc lần 2 với liều lượng 15 – 20mg/1000 lít để khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh trong môi trường hồ KHÔNG CÓ CÁ. Khi cho cá ăn hãy bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng và tăng hạ nhiệt độ nước theo môi trường phù hợp với cá Koi.

Phòng bệnh: Bạn cần thường xuyên vệ sinh hồ cá, hệ thống lọc nước phải luôn hoạt động hiệu quả, khử trùng giày dép và dụng cụ trước khi vào hồ.

3. Cá Koi bị tróc vảy (Epistylis – bểnh vảy trắng trên da cá Koi.

Biểu hiện bệnh: Sinh vật Epistylis là loài không thể quan sát được bằng mắt thường nên khi cá Koi mới bị nhiễm bệnh sẽ không có biểu hiện ra bên ngoài. Nếu là người có kinh nghiệm bạn sẽ thấy thi thoảng cá Koi sẽ treo mình hoặc búng mình trong nước. Bạn chỉ phát hiện khi tình trạng của cá trở nên nặng hơn, xuất hiện những mảng trắng nhỏ trên da với kích thước 0,2 đến 0,5mm rồi lan ra khắp cơ thể. Bệnh sẽ làm cho cá bị tróc vẩy, da đỏ hơn dẫn đến nhiễm trùng rồi chết. Đây là bệnh rất nguy hiểm, nếu có chữa khỏi thì cá Koi cũng khó mà phục hồi được như ban đầu.

Có thể bạn thích:   Mục tiêu nuôi cá Koi - Cách chăm sóc cá Koi đúng chuẩn

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Cải tạo lại chất lượng nước, vệ sinh hồ nuôi để giảm sự lây nhiễm của bệnh
  • Tắm muối với nồng độ 100g/ 4.5 lít/ 10 phút, lặp lại 3 ngày liên tiếp
  • Nếu bệnh chuyển sang nhiễn trùng thứ cấp, nhiễm nấm cần điều trị tại chỗ với keo ong

Phòng bệnh

  • Vệ sinh hồ nuôi sạch sẽ, đảm bảo chất lượng nước
  • Khử khuẩn giày dép, trước khi bước vào hồ nuôi
  • Theo dõi kĩ tình trạng ăn uống, hoạt động của cáCá koi bị lồi mắt

4. Cá Koi bị lồi mắt

Biểu hiện: Do vi khuẩn Steptococcus gây ra, thường do hệ thống lọc không tốt, nước bị ô nhiễm. Koi mất phương hướng bơi lội, bơi lờ đờ, hay bơi quay tròn, xoay vòng không rõ bơi đi đâu. Mắt cá dần to lên, tổn thương lòng mắt, viêm mắt, mắt lồi ra, xuất hiện những vết lở loét ở quanh mắt, trên da của cá. Gốc vi cá xuất huyết , có đốm mủ dưới da cá, nếu bị vỡ ra thì thành các đốm loét. Cá ăn ít đi, bỏ ăn.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Giảm lượng thức ăn hàng ngày của Koi hoặc cắt luôn thức ăn để giữ vệ sinh nước hồ
  • Sử dụng thuốc khangs inh: Norfloxacin (hoặc CIPROFLOXACIN), Erythromycin, Florphenicol, Doxycycline, cafalexin (hoặc Amocicillin, Ampicillin). 15 – 25g/tấn cá/ngày, chia 2 – 3 lần/ngày, liên tục 5 – 7 ngày.
  • Tách riêng những cá koi bị bệnh để ngâm trong thuốc
  • Nhân chia tỷ lệ thuốc với trọng lượng koi nhiễm bệnh tương ứng
  • Mỗi ngày thay 2/3 nước ngâm, sử dụng thuốc đến khi mắt hết sưng lồi thì ngừng.

Phòng bệnh:

  • Lắp đặt hệ thống lọc đảm bảo tiêu chuẩn
  • Đảm bảo nguồn nước, chất lượng nước sạch
  • Khử khuẩn giày dép trước khi vào hồ Koi.

5. Cá Koi bị nấm trắng (bệnh trắng da, nấm thủy mi)

Biểu hiện: Khi mới nhiễm da cá xuất hiện những vùng trắng, có những sợi nấm nhỏ, mềm, vàu ngày sau phát triển thành búi trắng như bông, nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm làm cho trứng bị ung.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Ngâm cá trong 1 chậu nước tắm mặn. Hòa bằng muối tinh tự nhiên trong nước sạch, thả cá vào ngâm, nồng độ đậm đặc. Một lần ngâm từ 15 – 30 phút, khoảng 15 – 30g muối/1 lít. Điều trị dài ngày 7g/lít.
  • Hòa Chlorin B hòa tan trong nước, phun đều xuống ao với lượng 1ppm (1 gam/1m khối nước). Phun 2 ngày liên tục.

Phòng bệnh:

  • Dùng muối ăn tinh khiết tắm cho cá nồng độ 2 – 3 % trong 15 – 30 phút.
  • Nuôi số lượng cá vừa phải, không nuôi quá dầy
  • Đảm bảo vệ sinh hồ nuôi, chất lượng nước

6. Cá Koi bị ngứa mình (bệnh sán da, sán mang)

Biểu hiện: Cá hay cọ sát mình vào thành hồ, lạng lách cạ mình, nhảy khỏi mặt nước, co giật do ngứa mình, tăng động… Sán hút hết máu cá làm ca suy yếu, thân cá đỏ, ghẻ lở, ăn thủng mang cá, sức đề kháng giảm càng dễ bị nhiễm khuẩn, nấm.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Ngâm Praziwantel liều 2g/1m3, 2 ngày ngâm 1 lần. Trước khi cho thuốc thay nước 20%.
  • Có thể kết hợp Prazuwantel trộn vào thức ăn liều lượng 6g/30kg thức ăn.

Phòng bệnh:

  • Vệ sinh hồ nuôi, đảm bảo nước sạch
  • Khử trùng giày dép trước khi vào hồ nuôi
  • Thức ăn sạch

7. Cá Koi bị xuất huyết

Biểu hiện: Thân koi chuyển màu tối (có thể lồi 1 mắt hoặc cả 2 mắt. Mang màu nhạt hơn bình thường. Vảy cá phần bụng, phần đuôi, vây cá bị xung huyết chuyển sang màu hồng (có thể xuất huyết thành dạng đốm nhỏ trên da, miệng, mắt, hậu môn, gốc vây cá). Cá nổi lên mặt nước, tụ thành bầy đàn, tốc độ bơi giảm dần, chết.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Bắt cá bị bệnh cách ly ra tank. Dùng thuốc tím (potassium permanganate). Bắt Koi ra thả vào trong chậu nước đã pha thuốc tím. Tỷ lệ 10g thuốc tím pha 80 – 100 lít nước. Tùy theo cá nặng hay nhẹ. Tiếp theo thả cá vào tank cách ly cho muối  3/1000 + C Sủi 8 – 10 viên/1 m3. Tiếp đến chạy sủi bơm lọc từ 1 – 2h để cá phục hổi khi mới tắm tím nồng độ cao. Sau cùng dùng tetracylin ( 500mg/1viên ) tỷ lệ 10viên/1m3 + refamicin ( 300mg /1viên) 10 viên /1m3. + cloramin T ( 5g/1m3 ở hồ có pH dưới 7 và 7g/1m3 ở hồ có pH 7 hoặc trên 7 .
  • Thay nước mỗi ngày 30%, bổ sung lại thuốc + muối khi đã thay đi, liên tục trong 3 – 5 ngày.
  • Trong thời gian cách ly cá xử lý lại hồ nuôi, hệ thống lọc, chạy nước mới châm vi sinh.
Có thể bạn thích:   Hải Dương thi công hồ cá Koi giá rẻ uy tín - Hotline 0976870033

Phòng bệnh:

  • Hệ thống có bộ lọc đạt chuẩn
  • Cho cá ăn đủ lượng thức ăn
  • Không cho cá ăn liên tục khiến lọc quá tải
  • Thời tiết quá xấu nên cho cá nhịn ăn tạm thời để giữ nước sạch
  • Vệ sinh giày dép, các vật dụng

8. Cá Koi bị đốm trắng

Biểu hiện: Mới bị xuất hiện các hạt đốm trắng nhỏ như hạt cây anh túc ở vùng đầu, vây ngực, sau đó lan rộng ra toàn thân, sờ vào giống như hạt cát. Koi thường xuyên cọ xát vào đáy áo, thành hồ, chắn ăn, thích tập trung đầu nguồn nước, ngoi lên mặt nước  hoặc bất động dưới đáy.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Trở nặng tại vị trí nhiễm nấm tiết ra chất nhầy, vẩn đục, xuất huyết da. Cọ sát càng nhiều càng gây tróc da, lở loét.

Điều trị:

  • Tắm Xanh Methylen lượng 1 – 2g trên 1 tấn nước hoặc 0,1 – 0,2 Xanh Methylen trên 1 tấn nước. Duy trì 3 – 4 ngày.
  • Xanh Mythylen + 30ml Formalin trên 1 tấn nước. Tắm trong 3 – 4 ngày. (tránh để thoát nước trong vài ngày nếu dùng Formalin0.
  • Phun thuốc trên mặt nước bằng Chlorin B. phun đều xuống ao với lượng 1ppm (1 gam/1m khối nước). Phun 2 ngày liên tục.

9. Cá Koi thối miệng

Biểu hiện: Cá giảm ăn, ăn ít, bỏ ăn. Bơi lờ đờ

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị: Ngừng cho ăn ngay lập tức, thay nước 30%. Cách ly cá nhiễm bệnh ra Tank. Ngâm muối, loại bỏ các vết thương bằng peroxide hoặc iodine theo hướng dẫn của thuốc.

Phòng bệnh: vệ sinh hồ nuôi, hệ thống lọc, đảm bảo chất lượng nước. Cho cá vừa đủ, tránh làm ô nhiễm nước.

10. Cá Koi bị Kí sinh trùng

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

  • Kí sinh trùng Aeromonas gây viêm loét, lở, dùng thuốc Chloranphenicol điều trị 3 – 4 ngày.
  • Vi khuẩn Pseudomonas giống vi khuẩn Aermonas dùng thuốc Baytril theo hướng dẫn bác sĩ thú y.
  • Trùng mỏ neo – cũng là kí sinh trùng có thể thấy bằng mắt thường, nó cắm sâu vào thân cá dùng nhíp gắp và sát trùng.

11. Bệnh trùng bánh xe

Biểu hiện: Thân có nhiều nhớt, da trắng đục, chuyển sang màu xám, cá ngứa, khó chịu, nổi đám trên tầng mặt, tách khỏi đàn, bời lờ đờ 1 mình. Cá nặng không xác định được phương hướng, lật bụng, chìm xuống đáy ao và chết.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị: Dùng phèn xanh Cuso4 sử dụng theo 2 phương pháp: Tắm cho cá ở nộng độ 2 – 5 ppm (2 – 5gr thuốc/m3 nước) thời gian 5 – 15 phút. 2 là hòa thuốc tan trong nước, phun xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 ppm.

Phòng bệnh: Áp dụng phương pháp thứ 2 như trên. Vệ sinh ao nuôi, hệ thống lọc.

12. Bệnh trùng loa kèn

Biểu hiện: Trùng bám trên da, vây, mang thành búi trắng dễ nhầm với bệnh nấm thủy mi. Dấu hiệu như trùng bánh xe.

 

Điều trị và phòng bệnh:  Như trùng bánh xe

13. Cá Koi bị vẹo cột sống

Biểu hiện: Phần đuôi cá bị cong do thiểu chất ascorbic acid trong thức ăn. Bị rò điện ở máy bơm, nhiễm điện, nhiễm trùng bàng quang.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị: bổ sung thêm thức ăn có acid ascorbic. Kiểm tra máy bơm, đèn trong bể, tiêm kháng khuẩn.

14. Cá Koi bị rận cá

Biểu hiện: Rận ký sinh trên vây, thân, da, mang, miệng. Chúng hút máu khiến cá bị tổn thương, sưng  đỏ. Koi ngứa ngáy, khó chịu, thường bơi nhảy lung tung.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị: Koi xuất hiện nhiều rận, dùng nhíp để gắp chúng khỏi thân koi, sau đó dùng dunh dịch diệt khuẩn: thuốc tím, bentadine, iodine… bôi lên các vùng bị tổn thương. Áp dụng 5 – 7 ngày.

15. Cá Koi bị xù vảy Dropsy

Biểu hiện: Thân cá sưng lên, mắt lồi, vảy cá nâng lên khiên cá như hoa thông. Koi ăn ít, bơi gần mặt nước. Do bị nhiêm vi khuẩn gây chảy máu bên trong, hoặc ký sinh trùng cá, khối u trong cá.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị: 5 – 6kg muối hòa 1m3 nước, tắm cho cá 5 phút. Áp dụng 3 – 5 ngày.

16. Bệnh đầu to

Biểu hiện: Đầu to hơn bất thường so với thân cá. Cà gầy yếu, hình dáng mất cân đối. Bệnh do nhiễm trùng, vi khuẩn gẩ ra ở bề ngoài mang mút. Đầu của Koi sẽ to lên.

Có thể bạn thích:   Hướng dẫn thi công hồ cá koi cách xây hồ cá Koi bạn cần biết

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Bổ sung thức ăn có dinh dưỡng cao hơn, giàu protein hơn xem cá có thiếu dinh dưỡng không. Theo dõi lượng thức ăn cá ăn, so sánh với tình trạng cơ thể.
  • Nếu không tiến triển thì bổ sung thêm erythromcylin vào thức ăn của riêng cá nhiếm bệnh để tiêu diệt nhiễm trùng.

Phòng bệnh:

  • Về sinh hồ nuôi thường xuyên, đảm bảo hệ thống lọc tốt
  • Khử trùng giày dép trước khi thăm hồ
  • Cho cá ăn giàu dinh dưỡng, ăn đủ số lượng
  • Không nuôi quá nhiều khi diện tích hồ nhỏ

17. Bệnh lổ đầu

Biểu hiện: Đầu có các vết nổ, lở, nham nhở, rất mất thẩm mĩ. Cá lừ đừ, lớp da trên đầu tổn thương, đầu bị lổ, màu sắc tối dần.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Tách li cá ra các tank hoặc hồ nuôi riêng để chữa bệnh cho các
  • Tăng thêm dinh dưỡng cho cá, bổ sung vitamin V vào thức ăn
  • Dùng Flagy điều trị cho cá trong 10 ngày (dúng theo hướng dẫn của bác sĩ tùy trong lượng, thể trạng bệnh).

18. Cá koi bị thối đuôi

Biểu hiện: Đuôi xuất hiện các vết xước đỏ, chảy máu. Càng ngày càng lây lan, đuôi lở loét, ăn dần mòn đuôi cá, thối rữa các đoạn đuôi.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Dùng dung dịch Xanh malachite 1% bôi lên các tổn thương trên vây đuôi cá, ngày bôi 1 lần, liên tục trong 5 ngày.
  • Dùng 5 – 8 viên oxytetracyline với 100 lít nước, cho cá vào tank ngâm 30 phút để diệt vi khuẩn.
  • Sát trùng hồ nuôi
  • Thay 30 – 50 % nước trong bổ

Phòng bệnh:

  • Bệnh do nước bị ô nhiễm, không đảm bảo nên hệ thống lọc, chất lượng nước luôn phải sạch sẽ, không có vi khuẩn, vi rút…
  • Vệ sinh, sát trùng hồ nuôi, giầy dép, dụng cụ nuôi

19. Bệnh đốm đỏ

Biểu hiện: Toàn thân cá xuất hiện các vết huyết đỏ, vây rụng thành từng mảng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ. Bệnh nặng hơn thì các gốc vây, tia vây rách nát và cụt dần. Vùng da bị bệnh xuất huyết, tấy loét, mưng mủ, xung quanh có nấm ký sinh, mang tái, mắt lồi.

Các Bệnh Cá Koi Kèm Dấu Hiệu Và Cách Phòng, Chữa Bệnh

Điều trị:

  • Nuôi ở ao thì thay nước mới cho ao, bón vôi hòa vào nước, té đều khắp ao với liều 2kg/100m2/ 2 tuần để nâng độ pH trong môi trường nước. (vi khuẩn này thích môi trường kiềm).
  • Hồ nuôi nhỏ đánh muối tetraxilin. 1 khối nước = 1 vỉ tetraxilin + 1kg muối. Đánh liên tục trong 3 ngày.

Trên đây, là một số bệnh phổ biến nhất thường gặp ở cá Koi Nhât. Tình trạng bệnh, diễn biến bệnh, mức độ bệnh ở mỗi cá koi khác nhau. Vì vậy khi phát hiện cá có dấu hiệu bỏ ăn, chán ăn, bơi lờ đờ, tăng động, tách đàn… cần quan sát kỹ để theo dõi tình trạng cá.

0976870033
Liên hệ