Cách chăm sóc cá Koi vào mùa đông

Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa đông

Mùa lạnh đến cũng là lúc bạn cần thay đổi phương pháp chăm sóc hồ cá Koi của mình nhằm đảm bảo môi trường sống thật ổn định khi nhiệt độ xuống thấp. Trong bài viết dưới đây, Koi Xinh sẽ chia sẻ đến bạn cách chăm sóc cá Koi vào mùa đông. Hãy cùng theo dõi nhé!

Trước khi bắt đầu, có thể bạn chưa biết, cá Koi có nguồn gốc từ xứ lạnh, là loài động vật biến nhiệt vì thế khi trời trở lạnh, chúng thường đi ngủ đông và nằm ở những nơi ấm áp hoặc sát đáy ao. Tuy vậy, mùa này chúng sẽ giảm ăn nên cơ thể giảm hoạt động, sức đề kháng yếu đi khiến chất lượng nước phải được bảo đảm tốt hơn, điều ấy đòi hỏi bạn phải chú tâm đến công việc đầu tiên: vệ sinh hồ cá.

Nguồn gốc cá Koi

Khi nhắc đến cá Koi hay cá chép koi, người ta sẽ nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản. Loài cá này được mệnh danh là quốc ngư của đất nước mặt trời mọc. Theo một số tài liệu khoa học, cá koi xuất hiện từ những năm 1820 tại thị trấn Ojiya, tỉnh Niigata, Nhật Bản.

Ban đầu, loại cá này được nuôi để cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, người nuôi nhận thấy loại cá này có màu sắc rất đẹp và khả năng biến đổi màu sắc trên thân rất độc đáo. Vì thế, người Nhật đã quyết định nhân giống và lai tạo ra nhiều giống cá với các màu sắc khác nhau để nuôi làm cá cảnh trong các bể cá, hồ cá sân vườn… Tên gọi lúc này của chúng là “Nishikigoi”, dịch ra tiếng Việt nghĩa là cá chép nhiều màu sắc.

Đến thế kỷ 19, cái tên “cá koi” mới chính thức được công nhận. Từ KOI theo tiếng Nhật có nghĩa là cá chép, nên người ta cũng có thể gọi đây là cá chép Nhật. Từ đây, cá koi bắt đầu phổ biến và được mua bán, nhân giống rộng rãi.

Nguồn gốc cá Koi
Nguồn gốc cá Koi

Cá Koi thay đổi như thế nào trong mùa đông?

Cá koi là động vật biến nhiệt, mùa đông nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, nhiệt độ cơ thể nó cũng hạ thấp theo. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Kháng thể của cá koi hoạt động hiệu quả nhất với nhiệt độ 28,3. Khi nhiệt độ giảm xuống khoảng 19 độ C số lượng kháng thể sẽ giảm, sức đề kháng trong cơ thể cá koi cũng giảm, chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Nếu giảm xuống dưới 13 độ C, tình trạng sẽ tồi tệ hơn, cá không sản sinh ra kháng thể nữa, lúc này là thời điểm thích hợp nhất để các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công. Lúc này, sức khỏe cá rất yếu, người nuôi cần để ý cẩn thận hơn, phát hiện bệnh sớm để kịp thời xử lý.

Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa của cá koi. Tất cả các chất xúc tác (enzyme) cho quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hữu cơ phức tạp của cơ thể, phóng thích năng lượng phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Các chất xúc tác cần thiết này sẽ ngừng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm thấp quá phạm vi cho phép.  Cùng với đó, các cơ quan giữ chức năng điều tiết nồng độ chất khoáng và điện phân cũng có vấn đề.

Để tránh được vấn đề nghiêm trọng do nhiệt độ thấp có thể gây cho cá thì người nuôi nên dùng máy sưởi cho hồ cá, tăng nhiệt độ của nước trong hồ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và lên kế hoạch cho mùa đông trước thời tiết xấu sẽ đảm bảo cho cá Koi của bạn sẽ sống sót cho đến mùa xuân.

Cách chăm sóc cá Koi sống sót qua mùa đông

Bạn có thể giúp cá Koi của mình sống sót qua mùa đông bằng một số cách. Cá nuôi trong ao vào mùa đông cần có máy sục khí, không cho ăn dưới 50 độ F và ao sạch sẽ. Các ao ở Maryland sâu hơn 2 mét sẽ không đóng băng trong suốt mùa đông.

Có thể bạn thích:   Dịch vụ thi công hồ cá Koi tại Thái Nguyên

Khi mùa đông đến, cá của bạn sẽ tương tự như những chú gấu và bắt đầu ngủ đông. Chúng sẽ chỉ lơ lửng trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê.

Cá Koi vào mùa đông sẽ ngủ li bì và cơ thể của chúng cũng vậy. Cho chúng ăn trong thời gian này có thể khiến chúng bị ốm và thậm chí dẫn đến tử vong. Thức ăn về cơ bản sẽ nằm trong cơ thể và phân hủy. Đây là lý do tại sao mọi người không nên cho chúng ăn khi nhiệt độ đạt 50 độ F. Khi nhiệt độ đạt khoảng 60 độ F, bạn có thể chuyển sang thực phẩm nước lạnh.

Nói về sự điều này, bất cứ thứ gì còn sót lại trong ao của bạn qua mùa đông sẽ chỉ là lá, cỏ, mảnh vụn. Điều này làm cho ao của bạn trở nên khó chịu và có thể gây hại cho cá của bạn nếu không có lỗ thoát.

Có một lỗ trên băng sẽ cho phép khí từ vật chất phân hủy và cá của bạn thoát ra ngoài. Nó cũng cho phép oxy vào để cá của bạn có thể thở.

Đừng làm thủng một lỗ trên băng. Cá trong ao vào mùa đông đã ngủ yên và điều này có thể khiến cá của bạn sợ hãi. Theo đúng nghĩa đen. Thay vào đó, hãy sử dụng dụng cụ khử đá để tạo lỗ. Bạn cũng có thể để thác nước chạy để tạo ra một cái lỗ. Tùy chọn thứ ba là di chuyển máy sục khí của bạn gần bề mặt hơn.

Dù sao thì bạn cũng nên di chuyển thiết bị sục khí của mình gần bề mặt hơn. Nó cung cấp oxy cho nước bằng cách di chuyển xung quanh. Cá của bạn ở gần đáy vì tại đây ấm hơn. Máy sục khí ở gần đáy sẽ đẩy nước ấm lên và nước lạnh xuống. Cá của bạn sẽ không bị lạnh suốt mùa đông…

Cách chăm sóc cá Koi sống sót qua mùa đông
Cách chăm sóc cá Koi sống sót qua mùa đông

Cho cá Koi ăn trong ngày lạnh

Vì cá Koi ngủ đông nên dĩ nhiên trong thời gian này cá sẽ ăn rất ít, thức ăn nên là các thực phẩm có tinh bột vì sẽ giúp cá tiêu hóa mau hơn. Bạn cũng không nên cho cá ăn quá nhiều, nếu nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ C) bạn chỉ cần cho ăn 1-2 lần 1 tuần, còn trên 15 độ thì nên cho ăn 3-4 lần 1 tuần.

Vì cá ăn rất ít nên bạn chỉ cần cho lượng thức ăn từ 1-4% so với khối lượng cơ thể cá. Đảm bảo cá ăn trong vòng 20 phút nhằm hấp thu tối đa dưỡng chất trong thức ăn. Hơn nữa, bạn nhớ canh thời gian buổi trưa để cho cá ăn vì đó là lúc nhiệt độ ấm nhất trong ngày.

Bên cạnh đó, bạn nên xem xét sử dụng các loại chất dinh dưỡng nhằm giúp cá tồn tại qua thời tiết giá rét này.

Sưởi ấm hồ cá ngày lạnh

Cá Koi chịu lạnh rất giỏi song chúng ta cũng không nên lơ là trong việc đảm bảo nhiệt độ sống lý tưởng nhất (28,3 độ C). Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, khả năng chuyển hóa, dưỡng khí, chính vì vậy mà điều cần thiết nhất là phải sử dụng một cây sưởi có thể tự động bật tắt khi nhiệt độ trong hồ lên cao. Bạn có thể tham khảo tại các trang web uy tín dành cho cá Koi.

Việc chăm sóc cá Koi trong mùa đông có thể sẽ cần nhiều nỗ lực hơn song nếu bạn đầu tư xứng đáng, cá Koi chắc chắn sẽ sống rất tốt qua mùa lạnh và sẵn sàng cho mùa sinh sản vào mùa xuân.

Vệ sinh hồ cá Koi trong mùa lạnh

Thứ nhất, bạn cần thường xuyên phân tích nước để xem chất lượng nước có ổn định hay không. Thứ hai, đầu tư một bộ thiết bị lọc cho hồ cá Koi lúc này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì nó sẽ phát huy tối đa công dụng trước thách thức thời tiết giá rét khi bạn phải liên tục vệ sinh ao hồ. Tần suất lọc hồ nên là  2-3 lần/1 tuần, thay nước mới không quá 30% lượng nước cũ.

Có thể bạn thích:   Nuôi cá Koi trong bể như thế nào?

Một bộ lọc sinh học tốt, lọc theo quy trình khoa học sẽ giúp bạn rất nhiều vì nó giúp giữ ao sạch lâu hơn, cá khỏe hơn, tránh được các mầm bệnh. Bộ lọc càng lớn sẽ càng đảm bảo nước được làm sạch hoàn hảo và ít tốn công sức dọn dẹp như các loại khác.

Nếu bạn ở nước ngoài và mùa đông có tuyết, hãy xem xét sử dụng thiết bị chống đóng băng hồ cá này nhé.

Độ sâu của hồ

Cá Koi của bạn sẽ có cơ hội sống sót cao hơn trong hồ sâu. Khi lập kế hoạch để xây hồ, điều quan trọng nhất là đào một cái hồ đủ sâu. Độ sâu khoảng 1m hoặc nhiều hơn ở những khu vực có nhiệt độ rất lạnh. Nếu hồ đóng băng, hãy cân nhắc việc lắp đặt thêm một máy oxy – điều này sẽ làm tăng lưu lượng nước và tăng mức oxy và làm cho nó khó bị đóng băng.

Loại bỏ những vết bẩn khỏi đáy ao

Bạn cần loại bỏ và làm sạch tất cả các vết bẩn, thức ăn thừa, chất thải, cây mục ra khỏi đáy hồ nuôi cá koi trước khi mùa đông đến. Khi vệ sinh đáy hồ nuôi đừng nên đừng cọ xát bên cạnh ao. Bởi những chất keo dính bên cạnh ao nuôi rất có lợi cho cá koi.

Dọn dẹp sạch sẽ cây trồng xung quanh hồ 

Cần thực hiện nghiêm túc điều này bởi mùa đông, cây cối lại khô đi và có hiện tượng rụng lá. Những lá cây này rơi xuống hồ cá Koi sẽ lại trở thành rác thải thực vật tích tụ thành phốt pho, nitơ và amonia trong nước gây ô nhiễm nguồn nước hồ/bể. Đồng thời cũng rất có thể làm giảm lượng oxy trong nước hồ, khiến môi trường sống của cá bị ảnh hưởng, sức đề kháng lại càng yếu, từ đó dễ mắc bệnh hơn.

Gạch rỗng

Bạn nên lắp đặp những viên gạch có lỗ đặt trong hồ nuôi cá koi vào mùa đông. Bởi những viên gạch rỗng này tạo ra bong bóng và cung cấp oxy, đồng thời tạo ra những lỗ nhỏ trong băng. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng ngăn cản toàn bộ bề mặt ao bị đông cứng ở những nơi có nhiệt độ xuống cực thấp.

Xây dựng nơi trú ẩn cho cá Koi

Hãy tạo chỗ trú ẩn cho cá koi nếu bạn không có một nơi ẩn náu cho chúng trong những tháng mùa đông. Việc xây dựng chỗ trú ẩn sẽ có tác dụng giảm bớt căng thẳng cho cá koi. Bạn có thể sử dụng các thùng nhựa hoặc các đường ống nhựa có kích thước lớn hơn so với cá Koi.

Cách chăm sóc cá Koi vào mùa đông
Cách chăm sóc cá Koi vào mùa đông

Lưu ý khi bắt cá Koi mới vào hồ

Mùa đông là thời điểm nhập cá mới về Việt Nam, lúc này người chơi muốn chọn những con cá mới, đẹp và phù hợp với sở thích của mình. Tuy nhiên, cần chú ý rằng mùa đông là khoảng thời gian nhạy cảm với các dịch bệnh về nhiễm khuẩn, kí sinh trùng và đặc biệt là virus mùa xuân.

Để bắt cá mới, người chơi nên chọn nguồn cá từ nơi uy tín, rõ ràng, được cách ly và dưỡng khỏe mạnh. Ngoài ra, các người nuôi nên sở hữu tank dưỡng cá riêng để đảm bảo cá được giữ trong trạng thái tốt nhất trước khi thả cá vào hòa bầy.

Việc thò vợt bắt cá trong hồ Koi của bạn sẽ không nên được thực hiện nếu hồ cá không có dấu hiệu bệnh, vì điều này có thể gây stess, làm cá tuột nhớt và tăng nguy cơ bệnh. Hãy kiểm tra hoạt động của cá thường xuyên để tìm ra các dấu hiệu về sức khỏe và giúp bạn có thể phòng và chữa bệnh cho cá của mình.

Trước khi mùa đông đến, hãy tiến hành vệ sinh hệ lọc của hồ để đảm bảo sức khỏe an toàn cho hồ cá của bạn.

Cách sưởi ấm cho cá Koi vào mùa đông

Tại sao cần sưởi ấm cá Koi vào mùa đông?

Lý do cần phải sưởi ấm cho cá koi mùa đông bởi nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự sống của cá.

Có thể bạn thích:   Chăm sóc cá Koi tiêu chuẩn

Theo các nghiên cứu cho các loại cá vùng nhiệt đới, thì kháng thể của cơ thể cá sẽ phát triển nhất ở nhiệt độ 28.3 độ C. Khi nhiệt độ của môi trường nước mà cá đang sinh sống tăng hay giảm ở mức nhiệt độ này… thì số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẻ theo đó mà giảm theo.

Trong hồ koi, khi nhiệt độ của nước nằm ở mức 19 độ C trở xuống, tệ hại hơn nữa là khi nhiệt độ của nước tụt hẳn xuống  12 độ C, thì khả năng sản xuất kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt , sức khoẻ cá giảm sút do các mầm mống bệnh gia tăng.

Mặt khác, tất cả các chất xúc tác (enzyme) trong cơ thể cá cho các quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hữu cơ phức tạp của cơ thể, phóng thích năng lượng cần thiết cho các tiến trình hoá học trong cơ thể hoạt động, phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp… Các chất xúc tác cần thiết này sẽ ngưng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm quá ngưỡng cho phép, gây hại cho cá koi.

Cách sưởi ấm cá Koi bằng thiết bị sưởi

Hiện nay các cửa hàng cá cảnh có bán rất nhiều loại cây sưởi dùng cho hồ cá Koi. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý 1 số đặc điểm khi sử dụng thiết bị này nhằm mang lại hiệu quả cao cũng như tính an toàn.

Khi sử dụng cây sưởi thì cần sử dụng thêm các thiết bị đo nhiệt độ nước như: “Nhiệt kế điện tử”. Vì nhiệt độ đo trên cây sưởi chưa được chính xác lắm. (Lưu ý các thiết bị đều đo gần chính xác, lệch 1,2 độ chứ ko thể hoàn toàn chính xác được)

Bật cây sưởi ở nhiệt độ khoảng 26 – 29 độ (Tùy thuộc vào loài cá cũng như mục đích của bạn). Theo khuyến cáo của nhà sản xuất là để cây sưởi chìm hoàn toàn dưới nước, vì nếu bạn để 1 phần trên mặt nước thì nhiệt độ cái phần trên mặt nước sẽ rất nóng, dễ bị nổ.

Khi đang sử dụng sưởi mà lấy cây sưởi lên khỏi mặt nước cũng dễ bị nổ, do chênh lệch nhiệt độ. Vì thế nếu bạn thay nước hồ cá thì nên tắt cây sưởi khoảng 10 phút trở lên mới được thay nước.

Nếu mới mua cây sưởi mới thì cần theo dõi quá trình hoạt động của cây sưởi mới này có tốt không như là: cây sưởi phải tự động bật/tắt khi nhiệt độ trong hồ lên cao. Bể cá 300 lít nước sử dụng sưởi cỡ 300W. Bể cá nên có nắp đậy để hạn chế thoát nhiệt, tiết kiệm điện rất nhiều.

Có thể để sưởi xuống bể lọc dưới, tuy nhiên nên để ở ngăn nước ổn định. Ở ngăn bơm mực nước sẽ hay thay đổi do nước bay hơi, nếu không có đầu cấp nước và van phao nên cẩn thận với sưởi vì sưởi có thể bị nổi lên, mất hiệu quả sưởi và có thể bị vỡ do chênh lệch nhiệt độ. Bạn vẫn có thể để sưởi trong bể chính nhưng có nhược điểm về thẩm mỹ, nếu để không khéo cá lao vào có thể bị vỡ sưởi…

Không nên để sưởi ở gần đầu thoát/hút của bơm lọc nơi nước chảy ra khỏi bể chính, ảnh hưởng đến hiệu quả sưởi. Nếu sưởi để ở nơi mực nước lên xuống không ổn định nên gắn xốp/bọt biển vào đầu nhựa để sưởi nổi, chìm tự do theo mực nước.

Một số lưu ý khác khi chăm sóc cá Koi trong mùa đông
Một số lưu ý khác khi chăm sóc cá Koi trong mùa đông

Một số lưu ý khác khi chăm sóc cá Koi trong mùa đông

Ngoài những vấn đề nêu trên thì mọi người khi chăm sóc cá Koi trong mùa đông cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cần phải dọn dẹp xung quanh và cắt tỉa cây ở xung quanh hồ tránh rơi rụng lá cây xuống hồ cá.
  • Thường xuyên làm sạch những vết bẩn ở đáy ao.
  • Không nên cho cá ăn quá nhiều trong mùa đông.

Có thể thấy việc chăm sóc cá Koi trong mùa đông giá lạnh cũng không quá khó. Bạn chỉ cần lưu tâm là có thể chăm sóc cá đúng cách nhất để chúng luôn phát triển tốt.

Nuôi cá Koi ngoài trời khi trời mưa thì xử lý như thế nào?

Hồ cá Koi ngoài trời sẽ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi yếu tố thời tiết, đặc biệt khi trời mưa. Những cơn mưa lớn hoặc mưa dài ngày sẽ tạo ra biến động đến chất lượng nước của hồ nuôi cá koi. Môi trường sống thay đổi sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá Koi.

Nếu có cơn mưa lớn hoặc mưa nhiều ngày thì người nuôi cần chú ý:

  • Kiểm tra độ pH của nước cứ 2 tiếng 1 lần. Những cơn mưa có thể mang theo một lượng axit  sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Hai axit này được hình thành từ quá trình hòa tan hơi nước với không khí có chứa lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Khi rơi xuống hồ cá ngoài trời sẽ làm độ pH của nước giảm. Khi đó cần bổ sung các chất mang tính kiềm (bazo) để trung hòa axit và cân bằng lại nồng độ pH của nước.
  • Ngừng cho cá ăn để giúp cá giảm stress và tiêu hóa tốt hơn.
  • Kiểm tra hệ thống lọc, chống tràn hồ cá. Nếu hệ thống này không hoạt động hoặc hoạt động kém có thể khiến mực nước dâng lên quá cao. Nước có thể tràn lên thành hồ hoặc cá nhảy lên bờ. Điều này rất nguy hiểm.
  • Tuần hoàn lọc liên tục và sục thêm khí oxy vào hồ cá. Việc này góp phần làm tăng nồng độ oxy trong nước, giảm độc tố và giúp cá hô hấp tốt hơn.
  • Bổ sung men vi sinh có lợi để phân giải tốt hơn các chất hữu cơ, chất độc và loại bỏ vi khuẩn có hại được đưa đến bởi cơn mưa.

Kết luận

Tóm lại, bạn có thể giúp cá Koi của mình sống sót qua mùa đông bằng những cách sau:
  • Không cho chúng ăn khi nhiệt độ dưới 50 độ F
  • Làm sạch ao của bạn trước khi nó bị đóng băng
  • Nhẹ nhàng tạo một lỗ trên băng
  • Di chuyển máy sục khí của bạn đến gần bề mặt hơn

Khi đã quyết định nuôi cá Koi – mội loại cá đắt giá, thì người nuôi không thể không tìm hiểu về loài cá này cũng như kỹ thuật nuôi chúng. Để có một hồ cá Koi đẹp, đàn cá khỏe mạnh và phát triển ổn định thì điều đầu tiên là thiết kế thi công hồ cá đúng kĩ thuật. Sau đó là cả quá trình chăm sóc, kỹ thuật nuôi cá Koi mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.

Bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ của Koi Xinh về cách chăm sóc cá Koi vào mùa đông. Mọi vấn đề thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, tận tình.

0976870033
Liên hệ