Làm thế nào để làm sạch bể cá nước mặn?

Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?

Bài viết dưới đây, Koixinh chia sẻ đến các bạn cách làm sạch bể cá nước mặn.

Làm thế nào để làm sạch bể cá nước mặn

Liệu bạn có cần phải làm sạch bể cá nước mặn không? Câu trả lời là có, nhưng tin tốt là, nếu bạn lên hoạch tốt thì công việc này không quá khó khăn. Vệ sinh bể cá là một phần của việc duy trì bể cá nước mặn, nhưng chỉ với sáu bước (một nửa trong số đó bạn chỉ thực hiện mỗi tuần một lần) sau đây thôi thì bạn sẽ dễ dàng có một bể cá sạch hoàn hảo.

Bạn không bao giờ muốn gây sốc cho môi trường sống bằng bất cứ việc gì kể cả việc dọn dẹp quá kỹ. Hướng dẫn từng bước này sẽ dạy bạn cách làm sạch một bể cá (từ 19 lít đến 1,9 mét khối; các bước giống nhau), bao gồm tất cả mọi thứ từ việc làm sạch tảo khỏi bể cá một cách hiệu quả đến việc tạo ra một bể cá dễ làm sạch bằng cách tạo ra sự hài hòa và cân bằng bên trong nó.

Cách tốt nhất để giúp công việc làm sạch nhẹ nhàng hơn là thả cá và sinh vật làm sạch hồ cá vào trong bể. Những sinh vật này sẽ giúp bạn làm sạch và duy trì môi trường sống tốt cho cá mới một cách tự nhiên. Tuy nhiên, để giữ một bể cá không có tảo, bạn không thể chỉ dựa vào “đội quân dọn dẹp” ấy. Chúng tôi sẽ giới thiệu các sản phẩm làm sạch bể cá để giúp bạn thực hiện công việc này nhẹ nhàng hơn.

Hướng dẫn từng bước để có một bể cá nước mặn sạch

Phần này sẽ hướng dẫn bạn các bước làm thế nào để làm sạch bể cá. Chỉ cần nhớ môi trường trong bể không thích những thay đổi lớn. Chỉ làm sạch một bộ phận tại một thời điểm.

Những điều cơ bản để làm sạch một bể cá nước mặn rất dễ thực hiện, bạn sẽ phải làm theo một số bước hàng tuần và những bước khác hai tuần một lần.

Làm sạch kính (để bạn có thể xem cá bơi xung quanh rõ hơn), kiểm tra và thay 10% lượng nước hàng tuần. Điều này sẽ giữ các yếu tố quan trọng ở mức độ phù hợp trong môi trường sống của bể và giúp giữ cân bằng hệ sinh thái nhỏ đó. Các chủ đề này sẽ được trình bày trong các bước 1,2 và 4.

Luân phiên giữa việc làm sạch đá và các yếu tố ngoại lai khác trong bể hàng tuần. Trong tuần sau đó, bạn cần làm sạch các yếu tố ẩn trong hệ thống bể cá. Hãy cố gắng đừng để quá lâu mới làm sạch bể vì việc duy trì môi trường sống sẽ dễ dàng hơn là khắc phục các vấn đề xảy ra. Các chủ đề này sẽ được đề cập trong các bước 3, 5 và 6.

Bước 1: Kiểm tra bể cá nước mặn

Có bốn loại kiểm tra phải được tiến hành, PH và nhiệt độ, các yếu tố chính, chất dinh dưỡng và các yếu tố phụ. Ban đầu, hãy tiến hành kiểm tra hàng tuần để hiểu được điều gì đang xảy ra với bể cá nước mặn và sau đó lên lịch trình riêng sao cho phù hợp với yêu cầu của bể.\

Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?
Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?

Lấy một mẫu nước từ giữa bể. Sử dụng từng bộ dụng cụ kiểm tra khác nhau để xác định mức độ của các yếu tố bên trong bể. Các mức nằm ngoài phạm vi cho thấy giải pháp lâu dài là bạn phải điều chỉnh lịch trình cho ăn hoặc vệ sinh hoặc “cư dân” trong bể.

Đối với giải pháp ngắn hạn, nếu mức độ của một yếu tố quá thấp, bạn sẽ phải tăng lượng yếu tố đó vào bể. Mặt khác, nếu chúng quá cao, có hai lựa chọn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và đâu là yếu tố đã tăng lên. Đối với những đợt nước dâng cao nghiêm trọng, hãy tăng lượng nước bạn xả đi từ 10% đến 30%. Ngoài ra, đối với những thay đổi ít nghiêm trọng hơn, hãy tăng số lần bạn xả nước từ một lần lên hai lần hoặc thậm chí ba lần một tuần cho đến khi các mức độ nói trên ổn định.

Khi bạn đã có kinh nghiệm, số lần thử nghiệm cần tiến hành sẽ giảm xuống. Một số kiểm tra vẫn phải được thực hiện hàng tuần. Trong khi đó, đối với những loại kiểm tra khác, bạn sẽ chỉ cần thực hiện vài tuần một lần khi bạn biết các cấp độ sẽ duy trì trong thời gian bao lâu trước khi thay đổi.

Bước 2: Làm sạch kính bể cá

Cách tốt nhất để làm sạch kính bể cá là sử dụng cả dụng cụ cạo và chất tẩy rửa bể cá từ tính.

Chọn dụng cụ cạo bằng acrylic hoặc thủy tinh tùy thuộc vào vật liệu làm bể cá. Phần còn lại của các hướng dẫn đều giống nhau đối với một trong hai loại vật liệu trên. Sử dụng dao cạo nghiêng một góc 45 độ dọc theo bề mặt. Hành động này sẽ làm rơi các mảnh vụn và các vật liệu khác vào bể và sau đó, bạn có thể hút chúng đi.

Tiếp theo là cách sử dụng chất tẩy rửa bể cá từ tính như Mag-Float (khi thả ra, nó sẽ nổi lên trên cùng của bể giúp việc lấy lại dễ dàng hơn) để đánh bóng thêm. Kéo các nam châm ra xa để lấy nó khỏi thủy tinh.

Lời khuyên:

  • Sử dụng một dao cạo có tay cầm dài sẽ cho phép làm sạch phần lớn kính mà không cần phải nhúng tay vào nước.
  • Giữ cho các dụng cụ vệ sinh nam châm cách đáy khoảng 2,5cm và tránh cho các miếng đệm bị bám bụi hoặc các hạt sẽ làm xước kính bể.
  • Cất dụng cụ vệ sinh nam châm theo để ngăn bụi và các hạt khác bám vào và làm sạch trước khi sử dụng.

Bước 3: Loại bỏ tảo từ bên trong bể cá (Định kỳ)

Sử dụng bàn chải đánh răng hoặc bàn chải nhỏ hơn khác làm sạch đá và các cạnh của kính để loại bỏ rong rêu và các chất khác bám vào các máy trong bể cá cũng như bất kỳ máy bơm trên cao và các vật thể khác bên trong bể. Làm điều này trước khi hút nước, vì hành động này này sẽ giải phóng nhiều chất hữu cơ vào bể.

Bước 4: Xả nước và loại bỏ rong rêu khỏi cát.

Đã đến lúc làm sạch cát và giảm mực nước. Điều này sẽ giữ cho bể được cân bằng.

Cách tốt nhất là giữ nguồn nước luôn sẵn sàng để sử dụng trong bể nước mặn để thay 10% nước hàng tuần. Ngoài ra, hãy giữ nước ngọt sạch trong một thùng chứa được đánh dấu rõ ràng nếu bạn phải giảm độ mặn của bể cá nước mặn. Đặt một máy sưởi vào thùng chứa có nước đã chuẩn bị để đun nóng đến nhiệt độ tương đương với bể nước mặn hiện tại.

Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?
Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?

Tiến hành vệ sinh bể cá bằng cách hút bụi sỏi (để loại bỏ tảo và các mảnh vụn khác), xả nước và thay 10% lượng nước bằng cách sử dụng xi phông bể cá. Tạo lực hút trong xi phông và đặt cốc vào bể cá và đầu còn lại vào xô, bồn rửa hoặc bồn cầu (không nối với bể phốt).

Hút sạch cát trước, vì điều này sẽ loại bỏ một chút nước. Giữ đầu cốc vào cát bằng một tay và ống bằng tay kia. Đẩy cốc lên xuống vào trong cát, lặp lại hành động này càng nhiều lần thì lượng cát đọng lại trong cốc càng nhiều. Khi các mảnh vụn và các vật thể nhỏ khác đã được hút vào trong ống, hãy kẹp chặt ống lại và cát sẽ rơi trở lại bể.

Khi bạn đã xả 10% nước, hãy đổ lượng nước tương tự vào bể chứa từ phần nước đã được làm nóng. Nếu bạn sử dụng xô, hãy bỏ nước bẩn trong bể cá.

Có nhiều loại máy hút bụi hoặc xi phông bể cá khác nhau cho bạn lựa chọn. Để tạo ra lực hút, bạn sẽ phải đổ đầy nước vào xi phông bằng cách hút ở một đầu hoặc nhúng vào và ra khỏi nước cho đến khi xi phông đầy nước.

Một số xi phông có bóng bơm hoặc thiết bị tương tự; nó sẽ hút nước vào ống để bắt đầu hút. Những loại khác kết nối với vòi nước, khi bạn mở vòi, sự thay đổi áp suất sẽ khiến xi phông hút và xả nước bể cá vào bồn rửa. Hãy cẩn thận, nếu công tắc bị vặn sai cách, nó sẽ làm thoát nước máy vào bể. Những loại khác thì có bộ lọc ở đầu để ngăn cát và các sinh vật nhỏ bị hút vào đường ống.

Có thể bạn thích:   Thiết kế hồ cá Koi nhiều phong cách

Mẹo nếu bạn đang sử dụng máy bơm vòi nước:

  • Cho vòi chảy chậm để tránh bị ngập.
  • Nếu đổ nước vào bồn tắm hoặc bồn rửa, hãy làm sạch bằng thuốc tẩy vì cá có thể mang bệnh lây nhiễm sang người.
  • Không thể xả nước vào hệ thống thoát nước nếu nó được kết nối với bể tự hoại.

Bước 5: Làm sạch các phần ẩn trong hệ thống (định kỳ)

Làm sạch máy tách bọt skimmer bằng một ít nước qua xi phông và bàn chải đánh răng để loại bỏ các mảnh vụn nhằm giữ cho nó hoạt động hiệu quả. Tháo nắp ống và phần bao bên ngoài, chà sạch muối và tảo tích tụ trên nắp, bên trong đường ống và các khu vực xung quanh chúng. Điều này không chỉ giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị này mà còn ngăn các chất đó làm ô nhiễm bể.

Bạn có thể sử dụng Safe / Easy Aquarium Cleaner, một chất tẩy rửa hóa học có thể được sử dụng để làm sạch tất cả các bộ phận ẩn trong bể cá.

Bước 6: Làm sạch tảo khỏi bộ lọc (định kỳ)

Hút một lượng nhỏ nước hồ cá vào xô và sử dụng nước này và bàn chải đánh răng để loại bỏ các mảnh vụn và chất hữu cơ khác ở bộ lọc cứng và các đồ trang trí khác có thể có trong hồ. Đối với bọt biển và các vật liệu mềm khác, hãy dùng tay nhẹ nhàng loại bỏ các chất hữu cơ khỏi chúng.

Đây là sáu bước bạn sẽ cần làm hàng tuần để giữ cho bể cá của bạn sạch sẽ và cân bằng.

Các bài kiểm tra chất lượng khác nhau cho bể cá nước mặn

Thời điểm thực hiện các bài kiểm tra bể sẽ khác nhau tùy thuộc vào những gì hiện có trong môi trường sống độc đáo của bể cá nhà bạn. Mặc dù một số loài cá, san hô và các sinh vật khác có thể chịu đựng được những thay đổi, nhưng tất cả chúng sẽ phát triển tốt hơn nếu bạn duy trì ổn định các yếu tố này.

Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?
Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?

Điều này đặc biệt dễ dàng; tất cả những gì bạn phải làm là mua và sử dụng các bộ kiểm tra khác nhau. Tôi nói về các loại thử nghiệm khác nhau mà bạn sẽ phải thực hiện. Danh sách tất cả các sản phẩm khác nhau mà bạn cần có sẽ ở cuối phần này.

Bạn cần kiểm tra nước hàng tuần để giữ cân bằng và hài hòa trong bể. Những yếu tố này có thể thay đổi tùy thuộc vào loài cá và sinh vật trong bể.

Tóm tắt các yếu tố quan trọng và phạm vi có thể chấp nhận cho bể cá nước mặn của bạn:

  • Nhiệt độ bể nước mặn: từ 22,8 đến 27,8 độ C.
  • Độ mặn cho bể nước mặn: từ 34-37 (PPT) phần nghìn.
  • Độ PH cho bể nước mặn: độ kiềm từ 8-12 DKH
  • Canxi: mức canxi cần duy trì trong khoảng 350-450 (PPM) phần triệu
  • Magiê: giữa 1250-1350 (PPM)
  • Phốt phát: Duy trì mức phốt phát dưới 0,2 (PPM)

Các mức này sẽ thay đổi vì bất kỳ lý do nào sau đây:

  • Cho cá và san hô ăn
  • Thay nước
  • Đưa các yếu tố mới vào bể cá

Có những bài kiểm tra khác nhau mà bạn cần thực hiện trong bốn loại kiểm tra được liệt kê bên dưới (sau khi bạn đã thiết lập bể và hoàn thành giai đoạn khởi tạo hệ vi sinh cho bể cá). Ban đầu, hãy hoàn thành các bài kiểm tra hàng tuần và điều chỉnh theo sự thay đổi của bể.

Mẹo: Nếu bạn thêm hoặc thay đổi bất kỳ yếu tố nào, bạn cần phải quay lại kiểm tra hàng tuần để hiểu cách yếu tố mới thay đổi môi trường bên trong bể cá.

Độ pH và nhiệt độ bể san hô:

Kiểm tra nhiệt độ là bài kiểm tra lâu dài và nếu bạn đang có kế hoạch trồng san hô, bạn cần phải theo dõi liên tục độ PH trong bể. Độ PH và nhiệt độ trong bể thay đổi suốt cả ngày. Để giữ cho những yếu tố này ở mức gần như không đổi, bạn cần đặt đồng hồ đo PH và nhiệt kế trong bể. Điều này sẽ cung cấp các kết quả hiển thị tức thì và chính xác và bạn có thể thay đổi bất kỳ yếu tố nào nếu nó nằm quá xa phạm vi cho phép.

  • Theo dõi nhiệt độ: Nhiệt kế hồ cá
  • Giám sát độ pH: Máy đo pH Pinpoint hoặc Bộ điều khiển APEXEL thuộc hệ thống Neptune.

Kiểm tra các yếu tố chính

Các yếu tố chính mà bạn cần kiểm tra là canxi, magiê và độ kiềm (nếu bạn không sử dụng đồng hồ đo) trong nước. Việc kiểm tra này rất quan trọng để hiểu tình trạng của bể cá. Nếu bạn giữ các yếu tố này không đổi, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của san hô và cho phép các sinh vật khác phát triển.

Đặc biệt là magiê có thể thay đổi mức độ sau khi bạn xả nước. Kiểm tra mức độ của các yếu tố đó vài giờ sau khi xả để đảm bảo chúng đã trở lại mức bình thường. Nếu các mức độ xuống thấp, hãy thêm các yếu tố bị giảm vào bể cho đến khi đạt được mức mong muốn. Thêm dần dần trong vài giờ.

Bộ kiểm tra Hanna Marine Alkalinity hoặc Saltwater Calcium Pro Test

Bộ kiểm tra Hanna Instruments HI736 Phospho hoặc KH / Alkalinity Pro

Bộ kiểm tra Magie Pro

Kiểm tra chất dinh dưỡng:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bể cá bẩn là do cá ăn, tiêu hóa và bài tiết thức ăn vào bể tạo ra chu trình nitơ. Những chất thải và thừa lại này gây ra thay đổi mức nitrat và photphat trong bể.

Cách tốt nhất để làm sạch tảo khỏi bể cá là không để tảo tiếp xúc với bể cá. Bạn cần hết sức tập trung kiểm tra mức độ nitrat và phốt phát vì chúng là hai kiểm tra quan trọng nhất đối với bể cá. Nếu bạn có thể giữ cân bằng cả hai, tảo sẽ không có đủ thức ăn để phát triển.

Nitrat đặc biệt có hại đối với bể cũng như san hô và cá trong bể. Đây là sản phẩm cuối cùng của chu trình nitơ. Mức nitrat là mức thay đổi nhiều nhất trong môi trường bể cá.

Nitrat nuôi cây trong bể của bạn. Quá nhiều nitrat sẽ hỗ trợ sự phát triển của tảo, do đó có hại cho bể và cá của bạn. Nitrat có hại cho san hô, khiến chúng chuyển sang màu nâu và cuối cùng sẽ chết, trong khi đó, tảo sẽ ức chế sự phát triển của san hô. Điều quan trọng là phải kiểm tra nitrat ngay cả khi bạn không nhìn thấy nhiều tảo và tảo không phát triển bởi vì dù mức nitrat có cao thì tảo cũng cần hàm lượng photphat cao để sinh trưởng.

Nếu bể cá có mức nitrat cao, bạn cần phải thay đổi những gì bạn đang làm với bể.

Thay đổi một số hoặc tất cả các yếu tố sau trong lịch trình của bạn sẽ làm thay đổi mức nitrat:

  • Cho ăn ít hơn
  • Tăng số lần thay nước
  • Tăng hiệu quả của hệ thống lọc như dùng thêm máy skimmer (máy loại bỏ protein khỏi nước)
  • Tăng thực vật trong môi trường bể cá

Phốt phát cũng là một chất khác có vai trò là thức ăn cho thực vật nên phốt phát sẽ kích thích sự phát triển của tảo. Những người nuôi san hô có kế hoạch phát triển san hô cần phải kiểm tra mức độ phốt phát thường xuyên, vì tảo có thể bám vào các phần không nhìn thấy của san hô và ức chế sự phát triển của chúng.

Vì thức ăn có hàm lượng protein cao và thực tế là bạn không thể kiểm soát được mức độ này bằng cách thay thế mực nước trong bể, bạn cần phải lọc phốt phát. Với các sản phẩm hiện đại, việc loại bỏ phốt phát ra khỏi bể dễ dàng hơn so với lọc nitrat.

Giảm mức phốt phát sẽ làm giảm tảo trong nước bất kể mức nitrat có cao đến mức nào. Thêm oxit sắt dạng hạt vào hệ thống lọc và nó sẽ làm giảm mức phốt phát trong bể.

Salifert Nitrat

Bộ kiểm tra phốt phát Salifert

Kiểm tra yếu tố phụ

Các người nuôi san hô có kinh nghiệm hơn tiến hành các thử nghiệm này ít lần hơn người không chuyên. Nếu bốn yếu tố chính trong bể cá cân bằng, việc kiểm tra các yếu tố phụ này không thực sự quan trọng trừ khi bể cá đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm phong phú thêm màu sắc của san hô, bạn cần phải kiểm tra những độ cân bằng của các yếu tố này.

Đối với những người mới bắt đầu nuôi san hô thì phải thực hiện các bài kiểm tra này hàng tuần. Một khi bạn hiểu bể cá sẽ tiêu thụ chất dinh dưỡng như thế nào và tạo ra những thay đổi như thế nào đối với môi trường thì bạn có thể ít kiểm tra hơn trước.

Bốn yếu tố bổ sung mà bạn có thể kiểm tra là:

  • Đồng
  • Stronti
  • Iốt
  • Silicat

Có rất nhiều bộ dụng cụ thử nghiệm có sẵn cho bạn lựa chọn, tùy thuộc vào ngân sách hiện có của bạn. Có những bộ thử nghiệm kết hợp mà bạn có thể sử dụng thay vì những bộ được liệt kê bên dưới.

Bộ thử nghiệm đồng Salifert COPT

Bộ thử nghiệm Salifert Strontium

Bộ xét nghiệm Iốt Salifert

Bộ thử nghiệm silicat Salifert

Hoặc Red Sea Fish Pharm ARE21515

Bulk Reef Supply BRS GFO để loại bỏ phốt phát

Cách chuẩn bị nước mặn cho bể cá

Nhiều người có thể không thích nuôi một bể cá nước mặn vì phải tìm kiếm nguồn nước mặn. Bạn có thể sử dụng nước biển sạch nếu có thể hoặc mua nước muối pha sẵn từ cửa hàng thú cưng địa phương. Hầu hết chúng tôi sẽ tự chuẩn bị nó ở nhà. Việc này rẻ hơn và bạn có thể kiểm soát được nước mà bạn tạo ra.

Có thể bạn thích:   Cá Koi con - Những điều cần lưu ý

Chuẩn bị nước cho bể nước mặn khá dễ dàng khi bạn biết cách làm. Tin tốt nhất là vì nước mặn không bị biến chất quá nhiều nên bạn có thể chuẩn bị trước khi bạn có nhiều thời gian. Vì thế, khi bạn cần hoặc trong trường hợp khẩn cấp thì bạn sẽ có sẵn nguồn nước để thay thế.

Chọn loại nước ngọt, bạn muốn sử dụng làm nước cơ sở cho nước mặn

Tùy thuộc vào loại nước ngọt bạn sử dụng, các yếu tố trong nước mặn được làm ra sẽ có mức độ khác nhau. Loại nước bạn chọn sẽ phụ thuộc vào số tiền bạn có và độ bền của bể cá.

Tuy nhiên, chất lượng nước bạn chọn càng cao thì bể cá sẽ càng trong và sạch hơn. Hầu hết những người nuôi cá đều khuyên dùng nước RODI vì nó sẽ giúp việc vệ sinh hồ cá nước mặn dễ dàng hơn.

Nước RODI loại bỏ tất cả TDS (tổng chất rắn hòa tan) khỏi nước, làm cho môi trường trở nên thân thiện hơn với các loài cá và san hô nhạy cảm, giúp những loại cá này phát triển mạnh trong bể. Dưới đây chúng tôi liệt kê tất cả các loại nước khác nhau mà bạn có thể sử dụng và cách chuẩn bị. Không nên bỏ qua nước RODI, nó là loại nước tốt nhất cho bể cá nước mặn và thực sự là loại nước dễ làm nhất.

Nước thông thường từ vòi của bạn:

Nhiều người nuôi cá sử dụng nước này và có được những rặng san hô phát triển mạnh. Đổ đầy nước máy vào thùng, thùng lọc hoặc chậu và thực hiện một trong những thao tác sau.

  • Để nó trong bình chứa trong 24 giờ để clo bay hơi.
  • Đun sôi nước để loại bỏ các yếu tố không mong muốn.
  • Sử dụng cùng một hệ thống lọc với hệ thống lọc nước uống.

Loại hóa chất thành phố của bạn sử dụng để làm sạch nước uống và tuổi của đường ống sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố sẽ có trong nước. Nước có thể được sử dụng chỉ khi đã được kiểm tra về dấu vết kim loại và các cặn khoáng khác trong nước.

Mẹo nếu bạn đang sử dụng kết hợp các phương pháp trên:

  • Nếu bạn đang đun sôi nước, không có ích gì khi để nước trong 24 giờ vì clo sẽ bay hơi trong quá trình đun sôi.
  • Nếu bạn đun sôi nước và để nguội trước khi lọc, bạn sẽ giữ được hệ thống lọc sạch hơn trong thời gian dài.

Chưng cất nước:

Đây là hình thức lọc nước lâu đời nhất mà con người phát minh ra. Quá trình này liên quan đến việc đun sôi nước đến mức bay hơi và để nó ngưng tụ, và bạn có nước sạch hơn. Có hai vấn đề với cách tiếp cận này.

Vấn đề đầu tiên là nhiều yếu tố xấu vẫn tồn tại và sẽ xâm nhập vào bể cá nước mặn. Vấn đề khác là phương pháp này gây tốn kém nhất. Bạn có thể mua nước này và nó đã sẵn sàng để sử dụng.

Nước RODI

RODI (Thẩm thấu ngược và khử ion): Đây là một quá trình mà tổng chất rắn hòa tan đã được loại bỏ khỏi nước, làm cho loại nước này an toàn để sử dụng trong bể cá nước mặn. Quá trình này loại bỏ tất cả các nguyên tố vi lượng như đồng và các kim loại vi lượng khác có thể rò rỉ vào nguồn cấp nước khi nước qua đường ống.

Điều này nghe có vẻ phức tạp, nhưng có rất nhiều loại máy đa dạng có thể chuyển đổi nước thông thường thành nước RODI như Aquatic Life Twist-In 75 GPD. Một sản phẩm nhỏ gọn rẻ tiền có thể gắn vào bất kỳ vòi nước hoặc nguồn cấp nước nào để tạo nước RODI cho bể cá của bạn. Hầu hết chúng đều đi kèm với các phụ kiện cho vòi, nhưng bạn có thể phải mua đúng loại từ cửa hàng địa phương.

Kết nối đường ống đầu vào với vòi của bạn và đặt đường ống đầu ra vào một thùng chứa lớn và bật nước. Khi nước chảy qua các bộ lọc khác nhau, nhiều cặn bẩn sẽ được loại bỏ và kết quả là nước RODI.

Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?
Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?

Nếu không muốn mua máy, bạn có thể mua nước RODI từ cửa hàng thú cưng tại địa phương. Đây là loại nước được khuyến nghị sử dụng nhiều nhất trong bể cá vì không có kim loại nào trong số này xuất hiện trong rạn san hô.

Một số máy RODI và thiết bị lọc có thể xách tay, bạn có thể sử dụng và dễ dàng đóng gói nó mang về nhà. Nước lọc, nước cất và nước RODI có thể được mua ở hầu hết các khu vực trong trường hợp cần gấp.

Loại nước bạn quyết định sử dụng phụ thuộc vào ngân sách của bạn và khoảng không gian có thể đặt các máy khác nhau. Chúng có nhiều kích cỡ và giá cả khác nhau nên chắc chắn sẽ phù hợp với mọi ngân sách và mọi không gian mà bạn có.

Nếu nước bạn sẽ sử dụng có vai trò quan trọng, thì thùng bạn dùng để chứa nước còn quan trọng hơn thế. Bạn nên sử dụng hộp đựng chất lượng cấp thực phẩm để ngăn không cho bất kì chất lạ nào rò rỉ vào nguồn nước sạch của bạn. Kiểm tra chất lượng nước trước khi trộn muối vào, bạn có thể sử dụng dụng cụ kiểm tra chất lượng nước. Có những máy kiểm tra đa chức năng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Làm thế nào để chuyển nước ngọt thành nước mặn

Đổ đầy vào thùng chứa nước vòi, nước lọc, nước cất hoặc RODI bạn quyết định sử dụng cho bể cá. Bạn có thể sử dụng bất kỳ thùng chứa có kích thước nào nhưng hãy sử dụng thùng chứa chất lượng cấp thực phẩm để ngăn bất kỳ phần tử lạ nào ngấm vào nước của bạn.

Nước mặn có thể giữ được lâu nếu bạn đậy nắp kín. Làm sạch thùng chứa của bạn sau khi sử dụng. Điều này sẽ ngăn chặn các chất ô nhiễm bên ngoài xâm nhập vào rạn san hô.

Mẹo: sử dụng hai thùng chứa màu khác nhau để chứa nước ngọt đã chuẩn bị và nước mặn.

Mua muối tổng hợp, các nhãn hiệu khác nhau có nồng độ khác nhau. Bao bì của muối sẽ cho biết lượng muối cần thêm vào mỗi thể tích nước. Rắc muối tổng hợp lên trên với một lượng nhỏ.

Thêm một máy bơm nhỏ như máy bơm trên cao, bật nó lên và để nó chạy trong sáu giờ. Điều này sẽ làm tan và khuếch tán muối vào nước. Sau khi pha nước xong, hãy kiểm tra độ mặn chính xác của nước, nếu cần, bạn có thể thêm muối hoặc nước tùy theo yêu cầu. Để nước bơm thêm sáu giờ nữa. Bạn có thể phải lặp lại các bước này nếu cần thiết.

Mẹo:

  • Đậy nắp thùng chứa khi bạn đang bơm nước để ngăn không cho vật lạ và vi khuẩn có thể làm ô nhiễm nước.
  • Bảo quản muối trong hộp kín để tránh hơi ẩm xâm nhập vào nếu không muối sẽ cứng lại như một viên gạch và trở nên vô dụng.

Bạn cần thực hiện hai bước trước khi thêm nước này vào bể cá:

  • Đun nóng nước đến cùng nhiệt độ với bể cá
  • Kiểm tra độ mặn, PH, canxi, magiê và phốt phát của nước trước khi sử dụng.

Nếu có sự thay đổi độ mặn trong bể cá nước mặn, bạn cần thay đổi độ mặn của nước đã chuẩn bị. Nếu độ mặn trong bể cá của bạn quá cao, hãy giảm lượng muối trong nước mặn bằng cách thêm nước ngọt vào. Nếu độ mặn của bể cá quá thấp, hãy tăng lượng muối trong nước bằng cách thêm muối và trộn trong 6 giờ.
Bạn không thể thêm muối trực tiếp vào bể cá.

Muối bể cá nước mặn Instant Ocean, đây là loại muối tổng hợp bạn nên thêm vào nước để tạo nước mặn.

Xô nhựa không chứa BPA là loại xô cấp thực phẩm an toàn cho mọi loại hình lưu trữ kể cả nước mặn.

Tỷ trọng kế sẽ kiểm tra độ mặn của nước mặn.

Tạo sự hài hòa bên trong bể cá

Một cách dễ dàng để làm sạch bể cá là tạo ra một môi trường cân bằng tốt với hỗn hợp các loại cá thích hợp. Một số loài cá và sinh vật trong số đó sẽ tạo thành “đội quân” dọn dẹp cho bể cá – những sinh vật đóng vai trò quan trọng trong tạo ra sự hòa hợp và giúp làm sạch bể cá. Một số trong chúng sẽ chỉ ra các vấn đề trong môi trường sống trước cả khi bạn thực hiện các bài kiểm tra.

Các thành viên khác nhau của đội dọn dẹp làm sạch những thứ khác nhau và các khu vực khác nhau của bể. Một số sẽ tiêu hóa phân của những con cá khác. Những loại khác lại sẽ ăn phần thức ăn và protein còn sót lại. Nhiều loài thì ăn thực vật, bao gồm cả tảo. Một số khác sẽ tiêu thụ ăn cá chết trong bể, nếu không cá chết sẽ thải ra môi trường các nguyên tố vi lượng có hại.

Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?
Làm Thế Nào để Làm Sạch Bể Cá Nước Mặn?

Mỗi thành viên của đội dọn dẹp sẽ giúp giữ cho bể sạch tự nhiên. Nếu bạn có thể tạo ra một môi trường hài hòa trong bể cá của mình, điều này sẽ giúp bạn giảm bớt những việc cần làm. Bạn thêm các thành viên này một cách cẩn thận để đảm bảo rằng chúng đều có đầy đủ thức ăn.

Có thể bạn thích:   Cá Koi có thể sinh trưởng và phát triển trong một ao nhỏ nếu như bạn làm 4 điều

Mặc dù “đội dọn vệ sinh” giúp làm sạch bể nhưng mỗi loài trong chúng đều có những đặc điểm riêng và vẻ ngoài độc đáo. Thêm chúng vào bể cá sẽ tạo ra một môi trường đa dạng và thú vị. Bạn nên chọn những con phù hợp với cá và môi trường sống trong bể để có thể cung cấp cho chúng đủ thức ăn và khu vực sống phù hợp.

Nếu bạn tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong bể cá, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cần bỏ ra để làm sạch bể. Để tạo ra sự hài hòa, bạn phải lên kế hoạch và lựa chọn các thành viên cá tương thích với nhau về cả tính khí và môi trường. Hãy chọn các thành viên có khả năng tiêu thụ chất thải và tương thích với nhau cũng như với cả cá trong bể.

Tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để hiểu được mục tiêu chính của mình là gì:

  • Bạn muốn tạo loại rạn nào?
  • Bạn muốn nuôi những sinh vật biển hoặc cá nào nhất?
  • Mỗi sinh vật hoặc cá sẽ cần thức ăn gì và bao nhiêu không gian?
  • Những con cá này sẽ sống ở đâu trong bể?
  • Bạn phải dành bao nhiêu không gian và thời gian cho việc chơi rạn san hô?
  • Bạn muốn chi bao nhiêu tiền (có nhiều lựa chọn khác nhau để phù hợp với mọi túi tiền)?

Khi bạn đã trả lời những câu hỏi này, bạn có thể bắt đầu tạo bể cá của mình. Bạn cần thêm nước, san hô và đá sống. Sau khi bể đã được khởi tạo hệ vi sinh, hãy cho cá vào bể. Khi trong bể đã có lượng chất dinh dưỡng nhất định, bạn sẽ thêm “đội dọn dẹp”.

Nhiều cửa hàng thú cưng sẽ tư vấn một số loại ốc, cua, và các sinh vật cần dọn dẹp khác phù hợp với kích thước của bể mà bạn định xây. Đây là những sinh vật cuối cùng được thêm vào bể khi bạn đã có một bể nuôi lớn chứa đầy protein, tảo và các vật liệu khác để nuôi chúng chứ không phải khi mới bắt đầu xây bể cá.

Ban đầu, trên 40 lít nước, hãy thêm một hoặc hai sinh vật có thể sống nhờ chất dinh dưỡng và thức ăn trong bể. Bạn sẽ tăng số lượng của chúng khi bạn thêm nhiều cá hơn bể đạt được sự cân bằng.

Điều này sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ của các yếu tố hình thành một cách tự nhiên trong bể. Nếu chúng trông khỏe mạnh trong một khoảng thời gian và bể vẫn có một số lượng lớn tảo; bạn hãy thêm từng con một trong khoảng thời gian vài tháng. Đó không phải là hệ thống lọc chính của bạn.

Một người chơi san hô sử dụng “đội dọn dẹp” để thay thế hệ thống lọc, tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn tốt. Khi chúng chết đi, chúng sẽ giải phóng các hóa chất và vi khuẩn có hại vào bể cá. Và đây sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề hơn sau này. Giữ số lượng ít và thêm từ từ các thành viên.

Nhiều loài cá nước mặn và sinh vật cùng loài đến từ các vùng biển khác nhau và sống ở các nhiệt độ khác nhau. Khi bạn biết được bể của mình hoạt động nhiệt độ nào thì bạn có thể lựa chọn được các loại cá và “đội dọn dẹp” thích hợp.

Bạn cần phải cẩn thận khi mua hàng. Theo nguyên tắc chung, hãy kiểm tra nhiệt độ của bể nơi bạn định mua chúng. Một số loài cá không thích hợp với điều kiện nuôi nhốt và sẽ chết. Tất cả những cái chết của sinh vật trong bể đều có hại cho mức độ của các yếu tố bên trong.

San hô không chỉ trông đẹp trong bể cá của bạn. Chúng còn giúp cho cá của bạn bình tĩnh và cung cấp một nơi để chúng ẩn náu. San hô phát triển bằng cách hút canxi và cacbonat từ nước tạo ra cấu trúc canxi cacbonat – yếu tố chính cho sự phát triển của chúng.

Đội dọn dẹp

Cá lọc cát bao gồm cá Gobi ví dụ như cá Gobi má xanh. Những con cá này ngoạm từng ngụm cát, lọc qua mang, lấy đi nhiều phần có thể ăn được từ cát. Sau khi cá thả cát xuống đáy và đôi khi trên san hô và làm san hô rất khó chịu. Sự chuyển động tự nhiên của cát sẽ tạo cho bể của bạn một diện mạo tươi mới. Loại cá này có thể được nuôi theo cặp hoặc theo nhóm với các sinh vật làm sạch cát khác.

Hãy cẩn thận khi bạn chọn loại cá Gobi bạn muốn nuôi vì một số loài phát triển đến chiều dài 20cm. Chúng cần những bể lớn. Môi trường sống của Gobi ở gần đáy bể trong hang.

Ốc sên Nassarius có rất nhiều loại và chúng sống dưới đáy cát. Chúng lật cát khi săn mồi và ăn protein đang phân hủy trước khi nó trở thành một phần của lớp cát. Nếu bạn không tìm được con cá đã chết trong bể, loài ốc này sẽ tiêu thụ con cá chết đó trước khi nó có thể thải ra các chất độc hại.

Ốc Nhảy đỏ (Strawberry conch) sẽ giúp làm sạch bể bằng cách di chuyển dọc theo đáy, tạo thành rãnh để loại bỏ cát, tảo và các chất ăn được khác. Ngoài ra, chúng di chuyển dọc theo đá, cỏ và làm sạch những khu vực này. Chúng không tương thích với cua ẩn cư.

Cerith Snail rất đa dạng, chúng sống dưới cát và hiếm khi bị nhìn thấy. Chúng ăn thức ăn thừa của tảo và các vật chất khác dưới đất, giữ cho khu vực đó luôn sạch sẽ. Sự chuyển động của cát cho phép oxy xâm nhập vào các tầng thấp hơn và cho phép các khí độc hại khác thoát ra ngoài. Điều này tạo ra một môi trường lành mạnh trong một khu vực có thể bị bỏ qua. Những con ốc này không tương thích với những con ốc Mượn Hồn.

Sao biển sàng cát (Sand sifting Starfish) sống dưới lớp cát và ăn các chất độc hại và vi khuẩn sống trong cát. Sinh vật này sẽ chỉ ra các vấn đề trong bể của bạn. Nếu bạn thấy nó nhấc mình khỏi lớp cát và trèo lên kính để thoát ra ngoài, hoạt động bất thường này cho thấy có điều gì đó không ổn trong bể cá của bạn.

Sao biển sàng cát khá lớn, một số con to bằng bàn tay của đàn ông trưởng thành. Thêm quá nhiều con này vào bể có thể dẫn đến sự mất cân bằng về chất dinh dưỡng và các mức độ khác. Hãy nuôi sinh vật này trong bể cá lớn.

Ốc Mượn Hồn thích hợp cho các bể cá nhỏ cũng như hầu hết các bể lớn. Là một loài động vật ăn tạp, nó là ăn nhiều vi sinh vật mà bạn muốn loại bỏ. Nó chui qua cát để ăn tảo và thức ăn thừa. Ẩn chứa dưới kích thước nhỏ bé của chúng là sự thèm ăn suốt cả ngày. Chỉ một vài sinh vật loại này cũng có thể tạo ra vết lõm trên những thứ bạn cần làm sạch.

Chúng có nhiều kích cỡ khác nhau và bạn có thể sẽ tìm được loại phù hợp với bể cá nước mặn của mình. Hãy chọn loài thích hợp với kích thước bể của bạn.

Có hai yếu tố quan trọng cần xem xét trước khi bạn quyết định nuôi một con ốc Mượn Hồn. Đầu tiên là bạn sẽ phải có nguồn cung cấp vỏ để nuôi nó khi nó lớn lên. Chúng rất kén chọn vỏ nên bạn cần để lại những chiếc vỏ trống xung quanh bể cá. Chúng sẽ thử những cái khác nhau và chọn cái nào chúng thích.

Vấn đề thứ hai là chúng không tương thích với nhiều loài ốc sên. Nếu một con ốc Mượn Hồn thích vỏ của một con ốc sên hoặc nếu chúng đang tranh giành thức ăn, chúng sẽ trở nên hung dữ, tấn công và giết chết những con ốc sên. Cả hai đều chiếm cùng một vị trí trong bể, và việc để chúng ở xa nhau là điều khó xảy ra.

Bạn có thể nuôi cả hai nhưng bạn cần phải thận trọng. Hãy cung cấp đủ thức ăn cho cả hai sinh vật này để loại bỏ sự cạnh tranh giữa chúng. Rải đủ các loại vỏ rỗng khác nhau xung quanh và thường xuyên thay đổi chúng để ốc Mượn Hồn sẽ tìm thấy loại mà nó thích và không tiêu diệt ốc sên nữa.

Danh sách các loại cá nước mặn làm sạch khác nhau

Có hai vai trò làm sạch chính mà hầu hết người nuôi san hô đang tìm kiếm là làm sạch cát và ăn tảo.

Danh sách cá nước mặn làm sạch cát
  • Cá Gobi
  • Ốc sên Nassarius
  • Ốc Nhảy Đỏ
  • Ốc Cerith
  • Sao biển sàng cát
  • Ốc Mượn Hồn
Cá và sinh vật thủy sinh ăn tảo
  • Cua
  • Nhím biển
  • Ốc Sên
  • Cá Thiên Thần
  • Cá Blenny
  • Cá Tang
  • Hải sâm

Tất cả chúng đều có nhiều kích cỡ và màu sắc để bạn chọn lựa cho phù hợp với kích thước và loại bể nhà bạn.

“Đội dọn dẹp” của bạn phải tương thích cao với cá sống trong bể. Tôi đã tạo một danh sách những điều cần nhớ khi chọn cá.

Những điều cần cân nhắc khi chọn cá:

  • Những gì chúng ăn: lượng thức ăn chúng yêu cầu; chi phí của thực phẩm và liệu nó có sẵn để mua hay không, hoặc bạn có thể tự làm hay không.
  • Kích thước của bể mà cá yêu cầu: điều này phụ thuộc vào kích thước của lãnh thổ tự nhiên của cá chứ không phải kích thước của bản thân cá.
  • Bạn có thể bao nhiêu con cá cùng loại.
  • Tính khí của cá.
  • Các yêu cầu về nước bao gồm PH, độ mặn và nhiệt độ.
0976870033
Liên hệ