Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi

Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi

Tuổi thọ của cá Koi có thể lên đến 225 tuổi, chúng là động vật có xương sống sống lâu nhất trên trái đất. Bạn có thể thấy là nuôi cá Koi không quá khó mà lại mang cho bạn niềm vui, sự thư giãn vì cá Koi rất thân thiện và hòa đồng. Chỉ cần bạn làm theo những hướng dẫn sau đây của chúng tôi về kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Koi thì chúng tôi đảm bảo cá Koi của bạn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.

Cá chép Koi được nuôi thành công đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1820, tại Ojiya thuộc tỉnh Niigata. Trước đây, người ta nuôi cá Koi với mục đích cung cấp thực phẩm là chính nhưng sau đó người nuôi thấy cá có thể biến đổi màu sắc khi nuôi chung nên họ đã tiến hành nhân giống và lai tạo cá Koi thành nhiều màu sắc khác nhau để nuôi làm cảnh.

Đến ngày nay, trên thế giới có khoảng 100 giống cá Koi được chia thành 13 loại chính. Điểm chung của những loại cá Koi là có hoa văn, màu sắc, hình dáng, họa tiết tươi mới, sặc sỡ, sống lâu trong điều kiện nuôi tốt. Màu sắc và hình dạng của cá Koi còn thay đổi theo tuổi thọ và môi trường sống của chúng.

Theo quan niệm phong thủy, cá Koi là biểu tượng của sự may mắn, vượng khí, tốt lành, sinh tài lộc… cho gia chủ. Cá Koi dễ ăn, dễ nuôi, dễ thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau nhưng vì có giá trị kinh tế cao nên khi nuôi bạn cần biết được kỹ thuật nuôi cá để đảm bảo cá của bạn có màu sắc rực rỡ, mạnh khỏe và sống lâu.

1. Lưu ý về vấn đề nuôi cá Koi cho người mới bắt đầu

Có nhiều người khi mới nuôi cá Koi sẽ thấy một số vấn đề như nuôi cá tốn kém mà lại hay chết, cá không lên màu liệu có bị người bán lừa mà bán cho giống Koi chất lượng kém…Nhưng họ không biết rằng vấn đề ở chỗ họ vẫn có rất ít kinh nghiệm nuôi cá Koi. Chính vì thế mà khi bắt đầu nuôi cá Koi bạn cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Môi trường nước: Khi thiết kế hồ nuôi cá Koi cần đảm bảo hệ thống lọc chuẩn, đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết. Nếu không có kinh nghiệm hãy thuê các đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công hồ cá Koi chuyên nghiệp, có uy tín và kinh nghiệm.
  • Đảm bảo đủ oxy cho hồ nuôi: Khi thấy cá bơi ở tầng nước mặt mà đớp và lờ đờ là dấu hiệu của việc thiếu oxy trong hồ, cần phải thay nước cho hồ ngay lập tức. Nếu hồ có thác nước thì cần thiết kế để thác nước có thể cung cấp oxy và duy trì độ pH ở vào khoảng 7-7,5.
  • Nguồn gốc giống cá Koi: Khi mua cá Koi về nuôi bạn cần tìm hiểu các thông tin về Koi để có cách mua được cá Koi chuẩn, nhất là cá Koi Nhật sẽ phải có giẩy chứng nhận xuất xứ và giấy bảo hành.
  • Nên nuôi cá Koi nhỏ khi bạn chưa có kinh nghiệm: Cần chọn giống Koi tốt, sức sống tốt và chọn cá Koi theo tỉ lệ 1/3000 con, như vậy sẽ mang lại nhiều giá trị cho tương lai. Ngày nay giống cá Koi Baby cũng đa dạng về loại và có mức giá từ 900.000n đến 1.500.000/ 1 con. Khi nuôi những chú cá Koi này thanh Koi trưởng thành nhất định bạn sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm và có thêm tình yêu dành cho đam mê nuôi cá Koi của mình. Nếu có thể bạn hãy tìm cho mình một chuyên gia về nuôi cá Koi để có thể lắng nghe, tham khảo ý kiến và học hỏi từ họ, vì họ là những người có những hồ Koi trị giá hàng tỷ đồng. Bạn không nên nghe những lời tư vấn từ những người nuôi Koi nghiệp dư hoặc người môi giới.
Có thể bạn thích:   Nuôi cá Koi đúng cách: Bạn đã biết chưa?

Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi

  • Cách ly cá Koi khi mới bắt về: Thời gian cách ly ít nhất là 14 ngày để bạn có thời gian khử khuẩn cho Koi rồi mới thả vào bể nuôi chung. Lấy 1/2 lượng nước từ bể nuôi chung để chuyển sang bể nuôi riêng khi mới bắt cá về, làm như vậy cá sẽ không bị sốc nước khi chuyển sang bể nuôi chung.
  • Thức ăn dành cho cá Koi: Trong quá trình bạn nuôi cá Koi cần phải chú ý đến các thành phần dinh dưỡng dành cho cá Koi, đảm bảo cá có sức đề kháng tốt để chống chọi với bệnh tật. Hãy cho cá ăn khoảng 2 tiếng 1 lần, khoảng thời gian cho ăn thích hợp vào buổi sáng là từ 6 đến 11h, chiều từ 14 đến 18 giờ. Hãy nhớ là không cho cá ăn bào buổi đêm, không cho cá ăn quá nhiều, quá no sẽ làm hệ tiêu hóa của cá bị ảnh hưởng, dẫn đến bị bệnh và chết cá.

2. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Koi chi tiết

    • Chuẩn bị hồ nuôi Koi

Bạn nuôi cá Koi ở ngoài trời hay trong nhà thì hồ nuôi Koi vẫn là điều kiện tiên quyết để thành công. Diện tích của hồ nuôi ngoài trời hay trong nhà sẽ khác nhau, hồ nuôi Koi baby hay Koi trưởng thành cũng sẽ khác nhau. Khi nuôi Koi baby bạn có thể không cần hồ rộng nhưng đến khi cá lớn bạn sẽ phải lọc bớt cá Koi để hồ không bị chật so với số lượng cá và không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cá. Khi nuôi Koi trưởng thành thì diện tích hồ phải rộng để cho cá được thoải mái, thỏa sức bơi lội tung tăng mà không bị bí bách bởi không gian chật hẹp.

Hồ nuôi Koi baby có độ sâu thích hợp là từ 0,4-0,5m, độ sâu để nuôi Koi trưởng thành là 0,8-1m. Độ sâu rất quan trọng vì nếu sâu quá sẽ khó vệ sinh hồ nuôi và không nhìn thấy cá mà hồ nông quá thì lại khiến cá khó thở.

Thành của hồ nuôi cần phải cao một chút để có thể bảo vệ cá khỏi chó mèo ăn thịt hoặc cá nhảy lên trên thành hồ gây nguy hiểm.

Hồ xây xong bạn nên dùng WUNMID liều 100g/ 200m3 nước sát trùng hồ nuôi trước khi thả cá. Sau 24 tiếng bạn nên cấy vi sinh vật có lợi và sục khí cho hồ. Cá được thả vào trong hồ sau khi đã sát trùng toàn bộ hồ được ít nhất 1 ngày và nước trong hồ được xả 2 đến 3 lần.

  • Chuẩn bị nước cho hồ nuôi Koi

Tầm quan trọng của nước đối với cá Koi giống như không khí đối với con người. Bạn hãy hình dung, nếu hồ Koi trị giá 10 tỉ thì chi phí dành cho xây dựng hồ Koi, hệ thống lọc nước đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho Koi sẽ chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị hồ Koi. Khi bạn nuôi cá Koi mà hồ nuôi tạm bợ, không đạt tiêu chuẩn, thậm chí là không có hồ nuôi thì cá Koi của bạn chắc chắn sẽ chết.

Nước trong hồ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của Koi, nên tiêu chuẩn hồ nước để nuôi Koi phải đảm bảo các chỉ số sau:

– Độ pH không được thay đổi đọt ngột, lý tưởng nhất là từ 7-7,5.

– Ngưỡng pH: 4-9;

– Nhiệt độ 20-27 độ C;

– Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/L.

Lưu ý:

+ Khi bạn nuôi cá được một thời gian thì các chất thải, chất nhờn của cá thải ra sẽ làm cho rong rêu và tảo phát triển, làm ảnh hưởng tới lượng oxy trong hồ, khiến lượng oxy bị thiếu hụt nên bạn cần loại bỏ nó trước khi ảnh hưởng tới hô hấp của cá.

+ Đảm bảo nhiệt độ ổn định của nước cũng như độ pH, không để những thay đổi đột ngột khiến cá bị sốc và chết.

+Khi thay nước cho hồ phải thay từ từ, cứ 2 ngày thì thay 1/3 lượng nước cũ trong hồ 1 lần,  không được thay với lượng lớn khiến môi trường thay đổi đột ngột cá sẽ bị sốc.

+Nước trước khi bơm vào hồ cần phải được xử lý clo bằng cách dùng than hoạt tính hoặc phơi nắng, tránh để cá bị nhiễm độc mà chết.

Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi

  • Chọn giống Koi để thả vào hồ

Tùy theo từng loài Koi mà bạn có những cách chọn giống Koi để thả vào hồ cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm: Cách hướng dẫn chọn cá Koi Nhật theo từng loại. Nhìn chung, chọn Koi cần phải chọn loại giống khỏe mạnh, bơi đẹp, không bị dị tật…nhưng công cuộc này đòi hỏi bạn phải ĐẦU TƯ KIẾN THỨC VÀ SUY NGHĨ RẤT NHIỀU. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại Koi với đầy đủ kích thước, hình dáng và màu sắc khác nhau.

Có thể bạn thích:   Trung tâm cá Koi Globel

– Koi Nhật: Là dòng Koi nổi bật và đắt tiền nhất nhưng thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về thú chơi nhất mang đến giá trị cao nhất về tinh thần và kinh tế.

– Koi Trung Quốc: Cũng có nguồn gốc từ Koi Nhật nhưng là những Koi Nhật, đã được sàng lọc theo tỉ lệ 7:3 (loại 7, giữ lại 3) sau khi Koi sinh được 60 ngày. Trung Quốc cũng là thị trường Koi lớn nhất của Nhật Bản tính đến thời điểm hiện tại.

– Koi Việt Nam: Do giá trị kinh tế của Koi Nhật rất cao, nên để có được một chú Koi Nhật không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người. Vì vậy, mà người ta cho lai tạo Koi Nhật để tạo ra các dòng như koi F1 với bố mẹ thuần chủng, koi Việt (Koi F2, F3…).

– Koi châu Âu: Một số nước như Mỹ, Pháp, Đức cũng lai tạo khá thành công giống Koi Nhật. Cũng tương tự như Việt Nam, những nước này thường cho lai tạo Koi Nhật để tạo ra những dòng Koi F1 với bố mẹ thuần chủng. Đặc điểm chung của Koi châu Âu là hông ngắn (nếu nhìn ngang), đầu hơi gù…

Về cơ bản, để chọn được giống Koi tốt, bạn cần phải chú ý đến những đặc điểm sau:

– Chọn body: Body của Koi cần phải có hình dáng cân đối, không dị tật, xây xát, có vây, đuôi rõ ràng, khỏe mạnh, mắt sáng, linh hoạt, phản ứng tốt.

– Chọn màu sắc: Màu sắc của thân cá không bị mờ, rõ ràng, việc phân cách giữa các màu thì cũng tùy từng giống nhưng cần phải phân chia rõ màu, không bị lem, vỡ màu.

– Quan sát dáng bơi: Dáng bơi cần phải thẳng, uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có dấu hiệu lệch sang bên nào cả.

– Địa chỉ mua Koi: Hãy đến những địa chỉ mua Koi uy tín, tư vấn rõ ràng, có bảo hành, cam kết về đền bù, nguồn gốc xuất xứ. Tại những địa chỉ này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mua cá mua về làm sinh bệnh chết cá cũ.

  • Hệ sinh thái trong hồ nuôi Koi

Rong rêu và tảo sẽ góp phần mang lại hệ sinh thái tốt cho hồ Koi nhưng chỉ ở mức độ vừa đủ, nếu khi chúng phát triển quá nhiều sẽ có tác dụng ngược, làm cho hồ Koi bị thiếu oxy đe dọa đến sức khỏe của cá Koi. Do vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên lương rong rêu và tảo trong hồ để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Bạn có thể trồng thêm hoa súng, hoa sen hoặc thác nước nhỏ nhưng cần đảm bảo là hồ nuôi luôn đủ oxy cung cấp cho cá.

3. Thức ăn cho cá Koi

Cá Koi là loài cá tương đối dễ ăn và dễ nuôi, nhưng để có một đàn Koi khỏe mạnh, màu sắc rực rỡ thì cần phải bỏ chút công chăm sóc kỹ lưỡng từ phía người nuôi. Đặc biệt là việc chọn thức ăn, cách cho cá ăn, liều lượng thức ăn là điều rất quan trọng. Sau đây là một số lưu ý chúng tôi đưa ra để các bạn tham khảo trong quá trình nuôi cá Koi:

–Khi cá Koi tiêu hết noãn hoàng, tức là khoảng sau khi được 3 ngày tuổi thì bạn có thể cho cá ăn những loại thức ăn bổ sung như lòng đỏ trứng chín, bo bo, sinh vật phù du.

–Khi cá được khoảng 14 ngày thì có thể cho cá ăn động vật như giun, loăng quăng. Đây là giai đoạn bạn cần đặc biệt chú ý vì nếu cá Koi không được cung cấp đủ thức ăn cá sẽ chết.

–Khi cá được 30 ngày thì bạn chuyển sáng cho ăn một số loại động vật nhỏ như giun, ấu trùng, ốc… như cá trưởng thành. Ngoài ra bạn có thể cho cá ăn thêm cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép và các loại thức ăn chế biến sẵn khác có bán trên thị trường.

–Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, lượng thức ăn tối đa bằng 5% trọng lượng cơ thể cá. Như vậy mới giúp cho cá không bị béo phì và nước trong hồ nuôi cũng không bị ô nhiễm.

Có thể bạn thích:   Cách làm sạch hồ Cá Koi

Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi

Lưu ý về cách cho Koi ăn:

–Cho cá ăn 1 đến 2 lần 1 ngày, thậm chí là 3 lần nhưng vẫn chỉ ở trong khẩu phần ăn cho phép. Vì khi cho cá ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp cho thời gian giao tiếp của bạn và cá được nhiều hơn, dần hiểu nhau và trở nên thân thiết, thoải mái, giúp bạn thư giãn tốt hơn.

–Trời nắng nóng thì có thể cho ăn 2 lần 1 ngày, trời mát thì có thể cho ăn 1 lần 1 ngày.

–Buổi sáng nên cho ăn vào khoảng từ 8 đến 10 giờ, buổi chiều từ 16 giời. Buổi chiều cho ăn ít hơn buổi sáng, không cho cá ăn vào ban đêm.

–Mỗi lần cho cá Koi ăn trong khoảng 5 phút, không để ăn quá no hoặc quá nhiều sẽ khiến cho nguồn nước trong hồ nhanh bị ô nhiễm.

–Bảo quản thức ăn cho cá Koi ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt. Khi cho cá ăn nếu phát hiện thấy thức ăn đã có mùi nấm mốc thì bỏ đi, không thể tiếc mà vẫn cho cá ăn sẽ làm cá bị bệnh hoặc chết.

4. Bệnh tật ở cá Koi

Như những loài vật khác, cá Koi cũng có thể bị mắc bệnh. Những bệnh chủ yếu ở cá Koi là rụng vây, đốm trắng, lở da, lở môi, biếng ăn… Ngay khi phát hiện cá Koi của bạn bị bệnh cần phải xử lý cách ly ngay cá bị bệnh sang tank hoặc hồ  khác tránh để lây lan ra cả đàn cá. Tùy từng loại bệnh để có cách xử lý thích hợp và cũng đừng quên nghe tư vấn của bác sĩ về cá Koi.

5. Những sai lầm phổ biến trong quá trình chăm sóc và nuôi cá Koi

    • Cho Koi ăn quá nhiều

Bạn nên cho cá ăn 1 đến 2 lần 1 ngày, mỗi lần ăn không quá 5 phút, tổng lượng thức ăn trong ngày bằng 5% tổng trọng lượng cơ thể cá là hợp lý nhất. Khi bạn muốn cá của bạn tăng trưởng nhanh hơn thì có thể cho ăn thêm nhưng với điều kiện hồ nuôi của bạn phải có hệ thống lọc nước với công suất lớn. Vì khi bạn cho cá ăn nhiều hơn sẽ đồng nghĩa với việc cá có nhiều chất thải hơn, lượng thức ăn thừa sẽ tồn đọng xuống đáy bể và ảnh hưởng đến môi trường nước. Khi môi trường nước bị bẩn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cá thậm chí còn làm cá bị bụng phệ, béo phì, lười vận động, mất đi vẻ bề ngoài rắn chắc, nhanh nhẹn.

  • Diện tích hồ nuôi Koi quá nhỏ so với kích thước và số lượng Koi

Hồ Koi sẽ rất đẹp nếu cá Koi trong hồ của bạn có đủ chủng loại và màu sắc. Tuy nhiên, nếu như lượng cá trong hồ bị nhiều so với diện tích hồ nuôi thì bạn cần phải chú ý từ khi thiết kế hồ nuôi. Khi cá còn nhỏ đến khi cá trưởng thành thì diện thích phù hợp với chúng là từ 500 lít đến 2000 lít. Do vậy, hãy cân nhắc việc mở rộng thêm diện tích hồ hoặc bỏ bớt cá ra khỏi hồ và tăng năng suất của hệ thống lọc nước khi diện tích hồ không phù hợp.

  • Cá mới mua về thả ngay và không được cách ly

Khi cá mới mua về bạn cần phải cách ly ít nhất 14 ngày để cho cá quen với môi trường nước mới và tránh bệnh tật, sau đó mới được thả vào hồ nuôi chung. Nếu bạn không làm như vậy mà đem cá thả vào hồ ngay sẽ rất dễ lây bệnh cho cá cũ trong hồ nếu cá mới mang mầm bệnh.

  • Bộ lọc có công suất quá thấp

Khi hệ thống lọc nước của hồ nuôi không đáp ứng được thể tích nước trong hồ sẽ làm cho sức khỏe của cá Koi bị ảnh hưởng. Vì thế, ngay từ đầu bạn nên tính toán thật kỹ việc thiết kế hệ thống lọc, sao cho đảm bảo về lâu dài, tránh để tình trạng đang nuôi cá mà phải cải thiện lại nó thì sẽ mất thời gian, chi phí và ảnh hưởng tới sức khỏe của Koi đang nuôi.

  • Koi bị sốc ngay sau khi thay nước

Khi thay nước mới cho hồ nước thì bạn phải khử clo trong nước bằng than hoạt tính hoặc phơi nắng 24 giờ sau đó mới đưa nước vào hồ. Nếu bạn không làm như vậy thì bạn đang đầu độc cả đàn cá của bạn.

0976870033
Liên hệ