Các giai đoạn quan trọng trong quá trình tạo ao vườn mới.
Xây ao trong vườn là điều nên làm, nhưng trước hết bạn cần xem xét một vài vấn đề. Điều cần quyết định đầu tiên là bạn muốn nuôi loại cá nào. Ao vườn kiểu truyền thống thường dùng để nuôi cá vàng và các loài tương tự. Khi lớn dần lên, cá chép Koi cần rất nhiều nước nếu không chúng sẽ phá hủy hết các cây trồng trong ao. Lựa chọn thứ ba là tạo một cái ao không có cá cho động vật hoang dã để dụ chúng vào khu vườn. Tập trung vào các loại cây trồng bản địa và các ao nước nông để động vật hoang dã ra vào. Ao động vật hoang dã sẽ có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường thì sẽ không cần lọc nếu nước trong ao đã đạt độ cân bằng phù hợp.
Tôi nên xây ao cho loại cá nào?
Lựa chọn giống cá cho ao nuôi là việc làm rất quan trọng nhưng thường bị các nhà thiết kế bỏ qua. So với ao cá vàng, ao cá Koi có yêu cầu lớn về không gian, ngân sách cũng như bảo dưỡng. Ao cá Koi cần sức chứa ít nhất 1000 gallon (4546 lít) với độ sâu ít nhất là 1,2m và hệ thống lọc mạnh, có khả năng giữ chất lượng nước ở mức tốt nhất. Ao cá vàng có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, không yêu cầu mức tối thiểu. Tuy nhiên, cần duy trì độ sâu ít nhất 0,5m để ngăn nước đóng băng vào mùa đông. Hệ thống lọc cũng rất cần thiết trong các ao cá vàng truyền thống, nhưng những hệ thống này thường nhỏ và dễ quản lý hơn so với các hệ thống trong ao cá Koi. Thực vật trong ao cũng có vai trò quan trọng đối với quá trình sinh học của nước, chúng hấp thụ nitrat và phốt phát đồng thời giúp tạo bóng mát cho ao. Có thực vật trong ao còn giúp giảm thiểu các vấn đề như bèo tấm và giúp nước mát hơn: cần đạt mục tiêu độ che phủ ít nhất là 30% để đạt kết quả tốt nhất.
Sau khi chọn được loại cá bạn muốn nuôi, điều tiếp theo cần cân nhắc đó là vị trí ao trong vườn. Phải đặt ao ở khu vực thoáng đãng, không có cây cối mọc cao, đó phải là nơi nhận được ánh sáng xấp xỉ 50% số giờ trong ngày. Các lớp lá mục và rễ cây đâm sâu và (hoặc) cây bụi gần ao sẽ gây ra những vấn đề lâu dài cho lớp lót và chất lượng nước của ao. Bạn cũng cần đặt ao ở vị trí dễ dàng tiếp cận nguồn nước và nguồn điện để có thể châm nước và vận hành thiết bị. Nếu vườn dốc, cần xây dựng ao cao ở vị trí cao hơn nhằm ngăn nước thừa chảy vào ao sau khi mưa lớn xảy ra, vì các chất dinh dưỡng và chất thải trên mặt đất có thể gây ra các vấn đề cả về thẩm mỹ cũng như hóa học.
Loại ao bạn đang thiết kế cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật trang trí cho ao. Đối với ao dành cho động vật hoang dã, những tảng đá lớn sẽ mang đến hiệu ứng tự nhiên và hấp dẫn chúng, đồng thời cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã. Ngược lại, đối với hồ cá Koi hoặc cá vàng, cần tránh những vật như thế, đặc biệt là những tảng đá có cạnh lởm chởm. Khi cá bơi nhanh xung quanh ao để đẻ trứng, chúng có thể va vào các vật thể đó và bị thương. Nếu bạn muốn trang trí thêm cho ao, bạn có thể chọn các loại đá nhẵn hoặc xây thác nước (giúp tăng lượng oxi cho ao).
Tôi nên “bắt đầu” ao vào thời điểm nào?
Đây là câu hỏi phổ biến có thể hiểu theo hai nghĩa và có hai câu trả lời. Đối với những người muốn xây ao mới, thời điểm tốt nhất sẽ là mùa xuân. Sau đó, bạn sẽ có nhiều thời gian để trồng thực vật và chuẩn bị cho mùa đông. Bạn có thể xây ao vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng nếu xây ao vào những tháng cuối năm (từ tháng 9 trở đi), bạn cần đợi đến mùa xuân sang năm mới nên thả cá.
Đây cũng là câu hỏi đối với những người có ao cá đã được lắp đặt từ trước, vì sinh vật sống nào cũng có xu hướng ngủ đông và hoạt động trở lại vào mùa xuân. Một số công việc cần làm vào mùa xuân là dọn sạch ao: thực hiện thay nước ao cá, loại bỏ lá và phù sa dưới đáy ao, lọc sạch bọt biển. Do mức độ vi khuẩn có lợi giảm trong mùa đông nên cần bổ sung nguồn vi khuẩn như Live Filter Bacteria (trưởng thành) hoặc Filter Bugs. Các sản phẩm này giúp tái tạo các vi khuẩn có lợi trong bộ lọc giúp ngăn chặn những biến động về chất lượng nước trong những tuần đầu tiên của mùa xuân.
Khi nào cần làm sạch ao sau mùa đông, bạn nên kiểm tra xem liệu cá có các dấu hiệu không tốt về sức khỏe không. Xử lý ao bằng thuốc chống ký sinh trùng & nấm (Eradick) nếu bạn thấy chúng có bất kỳ dấu hiệu về sức khỏe nào như đốm trắng, nấm, trùng bánh xe Trichodina và kí sinh trùng Costia. Ngoài ra, hãy xử lý ao nuôi bằng thuốc chống loét, thối vây & sán lá (Anti-Ulcer, Fin-Rot & Flukes (Bacterad)) nếu bạn thấy những dấu hiệu của sán lá trên da/mang, thối đuôi/vây và loét.
Kiểm tra chất lượng nước
Kiểm tra chất lượng nước là một phần không thể thiếu nhằm giữ cho ao nuôi luôn khỏe mạnh. Nước quá trong tiềm ẩn một số chất cân bằng hóa học, nếu không được kiểm soát tốt, những chất này sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Hầu hết các cửa hàng thủy sinh chuyên dụng sẽ kiểm tra nước theo yêu cầu, hoặc bạn có thể dùng dòng sản phẩm Pondlab tại nhà.
Có ba loại xét nghiệm quan trọng nhất cần thực hiện thường xuyên, đặc biệt khi bắt đầu xây ao mới, là kiểm tra nồng độ amoniac (NH3), nitrit (NO2) và pH (độ axit). Bài kiểm tra nhỏ về chất lượng nước trong ao sẽ bao gồm cả ba loại xét nghiệm này. Đây là yêu cầu cần thiết với những ai đang bắt đầu lắp đặt ao mới. Các tham số lý tưởng bao gồm hàm lượng amoniac và nitrit ở mức 0, độ pH là 7-8. Khi bắt đầu xây dựng ao mới, những thông số này sẽ thay đổi trong quá trình sử dụng bộ lọc sinh học. Quá trình này có thể mất đến vài tháng, vì vậy việc bổ sung vi khuẩn có lợi trong giai đoạn đầu sẽ giúp ao giữ được nồng độ NH3 và NO2 thấp.
Kiểm tra nước hàng tuần, đặc biệt là trong 8 tuần đầu tiên để đảm bảo nồng độ NH3 và NO2 không ở mức gây hại. Nồng độ pH cũng sẽ giảm xuống một cách tự nhiên theo thời gian, đó là lý do tại sao phải thay nước vì thay nước giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết đã bị mất. Phải sử dụng nước máy thay cho nước mưa đồng thời cần sử dụng chất khử Clo có chất lượng tốt, chẳng hạn như Chlor-Go hoặc chất khử Clo trong nước máy (Aquasure), để loại bỏ các chất độc hại trước khi chúng gây ra các vấn đề như kích ứng da, tiêu diệt vi khuẩn lọc, hoặc gây bệnh cho cá.
Có nhiều loại que thử chất lượng nước. Tuy nhiên, bộ dụng cụ kiểm tra chất lượng nước Pond Test Kits cho độ chính xác cao. Bộ kit test này rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần lấy mẫu nước, nhỏ từng giọt vào que test sau đó so sánh với bảng màu.
Bộ lọc ao cá
Bộ lọc ao cá là thứ vô cùng cần thiết! Nếu không phải dạng ao cá trồng nhiều cây và có nguồn cung cấp nước tự nhiên, thì các hoạt động sinh học tự nhiên sẽ không đủ để duy trì sự sống.
Bộ lọc ao cá có 3 nhiệm vụ chính
- Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi nước, giữ cho nước luôn đạt chất lượng tốt nhất
- Loại bỏ các phân tử ra khỏi cột nước và đáy ao, cải thiện độ trong của nước
- Cải thiện nồng độ oxy khi nước từ bộ lọc chảy vào ao.
Bộ lọc cần hoạt động 24/7, ngoại trừ mùa đông khi thời tiết lạnh và có nguy cơ đóng băng nước bên trong bộ lọc. Nếu tắt bộ lọc, hãy loại bỏ hết nước trong hộp UV để tránh bị vỡ, nhưng khuyến cáo chung là nên để bộ lọc hoạt động cả năm.
Bộ lọc ao có 3 thành phần chính: sinh học, cơ học và hóa học.
Lọc sinh học là cốt lõi của bất kỳ bộ lọc nào vì vi khuẩn có lợi phát triển bên trong bộ lọc sẽ tiêu hóa amoniac và nitrit độc hại. Loại vi khuẩn này phát triển ở bất cứ nơi nào có dòng nước chảy liên tục. Có thể sử dụng các phương tiện lọc có diện tích bề mặt lớn để tối đa hóa hoạt động của vi khuẩn. Bọt biển là phương tiện lọc bằng nhựa truyền thống nhất, phương tiện lọc này đang dần trở nên phổ biến trong các bộ lọc hiện đại. Nó có thể di chuyển liên tục nhờ nước hoặc không khí. Gốm và đá núi lửa cũng phổ biến trong lắp đặt hồ cá Koi nhờ độ xốp và diện tích bề mặt lớn của chúng.
Lọc cơ học là nơi cặn bẩn bị mắc kẹt trong các miếng bọt biển hoặc lưới lọc, sau đó cặn bẩn sẽ được rửa sạch để loại bỏ khỏi bộ lọc. Phải sử dụng nước trong ao để làm sạch các tấm lọc nhằm ngăn chặn việc giết chết các vi khuẩn có lợi sống trong bọt biển. Cần thường xuyên làm sạch để tránh làm mất hoạt tính sinh học, vì vi khuẩn có lợi phát triển kém trong bọt biển bẩn.
So với bể nuôi trong nhà, lọc hóa học ít khi được sử dụng trong các ao hồ, nhưng đây là cách nhanh chóng để loại bỏ các chất độc hại khi bộ lọc đang hoạt động hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Zeolite loại bỏ amoniac nhanh hơn nhiều so với thiết bị lọc sinh học và rất hữu ích vào mùa xuân khi mức độ vi khuẩn vẫn còn thấp. Zeolite cũng thường được sạc lại trong dung dịch muối, vì vậy có thể tái sử dụng nhiều lần. Đây là một công cụ tuyệt vời trong trường hợp nồng độ amoniac tăng đột biến.
Hầu hết các bộ lọc dựa vào nhiều loại phương tiện lọc khác nhau. Điều này giúp chuyển đổi các vi khuẩn có lợi trong quá trình làm sạch hoặc thay thế phương tiện lọc. Không được làm sạch toàn bộ bộ lọc cùng một lúc để một số hoạt tính sinh học vẫn tiếp tục hoạt động. Số lượng vi khuẩn sẽ được thiết lập lại nhanh chóng khi phương tiện lọc đã được thay thế.
Trong ao nên thả bao nhiêu cá?
Mỗi loại cá khác nhau sẽ có kích thước khác nhau, mật độ nuôi cá không dựa trên số lượng cá trong một thể tích nhất định. Thay vào đó, mật độ nuôi cá dựa trên độ dài của cá trên một mét khối. Mức thả lý tưởng là 1 inch cá trên 8 gallon (36 lít). Một ao 500 gallon (2273 lít) có thể thả cá tối đa 62.5 inches cá, cho phép chúng có chỗ để phát triển. Đừng nhầm tưởng rằng 60 x 1 inch cá vàng có thể nuôi trong hồ 500 gallon: một con cá vàng có thể đạt độ dài 12 inches, vì vậy trên thực tế, mật độ 5 con cá vàng là hợp lý!
Người nuôi cá Koi thường thả ao thường với tỷ lệ cao hơn so với ao vườn – đó là lý do tại sao bộ lọc thường lớn hơn và có nhiều chức năng hơn. Lượng thả cao mà không điều chỉnh sẽ khiến cá tăng trưởng kém, chất lượng nước xấu và cá kém chất lượng. Nhiều hồ cá Koi có mức thả khoảng 1 inch cá Koi trên 6 gallon (27 lít). Do đó, một hồ cá Koi 1000 gallon (4546 lít) sẽ cho phép 165 inches cá Koi tương đương khoảng 6 cá Koi khi chúng đạt kích thước phát triển tối đa là 24 inches. Tuy nhiên, nếu bạn cho cá càng nhiều không gian thì tốc độ phát triển của chúng ngày càng cao và bạn sẽ dễ dàng duy trì được chất lượng nước.
Thả cá vào ao có lẽ là phần thú vị nhất, kèm theo đó là sự kiên nhẫn. Sau khi nước đầy bạn nên để ao nghỉ ít nhất là vài tuần trước khi thả cá. Trong thời gian chờ đợi bạn có thể trồng cây vì chúng ít ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Khi thả con cá đầu tiên, bạn nên bổ sung thêm vi khuẩn vào bộ lọc. Việc này giúp giảm nồng độ amoniac và nitrit tăng đột biến, bạn cũng sẽ cần đến các sản phẩm như Filter Bugs hoặc Live Filter Bacteria (trưởng thành). Bạn có thể quan sát được những lợi ích khi bổ sung những chất này hàng tháng vào những tháng ấm áp.
Thả cá vào ao nuôi
Trước khi bạn thả cá vào ao, khi cá vẫn còn trong túi, bạn nên thêm một lượng thuốc tẩy Clo cho nước máy (Aquasure) vào túi. Sản phẩm này có chứa những chất đặc biệt làm giảm căng thẳng, giúp cá dễ dàng thích nghi với ngôi nhà mới!
Cần đảm bảo nhiệt độ nước ao và nước trong túi là như nhau. Bạn có thể thả túi cá trên mặt nước trong 20 phút. Trong quá trình vận chuyển, nước trong túi cá sẽ ấm lên. Vì vậy nếu thả luôn cá vào ao sẽ gây nên hiện tượng sốc đột ngột và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác, vì thế bạn cần giúp cá thích nghi với nhiệt độ ao nuôi trước khi thả cá vào ao để ngăn ngừa các hiện tượng trên.
Sau đó, bạn cần trộn nước trong túi và nước trong ao lại với nhau. Để thực hiện, bạn mở túi ra, cuộn hai bên mép túi lại, thả túi nổi rồi từ từ cho nước vào túi. Bước này giúp điều chỉnh các thông số khác nhau trong nước, đặc biệt là độ pH, để tránh cá bị sốc. Sau 20 – 30 phút là có thể thả cá vào ao.
Quá trình này rất quan trọng vì nó giúp cá luôn trong tình trạng ổn định, không bị căng thẳng. Cá thường bơi xuống đáy và ẩn náu trong đó vài ngày cho đến khi chúng thích nghi được với nơi ở mới. Sau vài ngày, bạn có thể cho chúng ăn, nhưng nếu chúng vẫn trốn, hãy loại bỏ thức ăn ra khỏi ao để tránh làm ô nhiễm nước. Loại bỏ thức ăn thừa sau 20 phút. Cá có thể sống trong một khoảng thời gian dài mà không có thức ăn, vì vậy nếu chúng không đi kiếm ăn, đừng lo lắng, chúng sẽ đi kiếm ăn ngay thôi!