Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng

Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng

Cá Koi và cá Vàng là loại động vật có thể ăn được tất cả mọi thứ như côn trùng, rong, tảo, sâu, ốc…Đây là hai loài cá cần nhiều nguồn dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn khác nhau, chính vì vậy mà chúng ít khi mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Chỉ cần được sống trong môi trường có đầy đủ nguồn dinh dưỡng và hợp tự nhiên là cá có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng

Người nuôi cá cần phải biết áp dụng cả hiểu biết của mình cùng với khoa học kỹ thuật để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá. Trong bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo đủ cả chất và lượng cho cá nhưng không được làm ảnh hưởng tới môi trường nước của cá đang sinh sống.

Việc cho cá Koi và cá Vàng ăn khi nào và ăn như nào là rất quan trọng. Bạn cần biết chọn loại thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và quá trình sinh trưởng của cá.

Đôi khi bạn bỏ ra rất nhiều tiền để mua thức ăn cho cá mà vẫn không cung cấp đủ nhu cầu cần thiết của chúng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề dinh dưỡng của cá, khả năng tiêu hóa của cá Koi và cá Vàng. Từ đó chọn ra loại thức ăn phù hợp nhất cho cá.

Dinh dưỡng và chế độ ăn

Dinh dưỡng của cá Koi và cá Vàng không khác biệt nhiều với cá loài cá khác, nó vẫn dựa trên các nguyên tắc là chất là béo để duy trì nguồn năng lượng cho cá, chất đạm cần cho sự sinh trưởng và phát triển, vitamin và khoáng chất cần cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, carbonhydrat không phải là chất quá quan trọng với cá.

Cá cần Protein từ chế độ ăn hàng ngày vì đây là chất cần thiết để cung cấp khoảng 10 axit amin nhưng cá không thể tự tổng hợp được. Chính vì vậy người nuôi cá cần phải đảm bảo đủ Protein cho cá nếu không thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hồ cá. Vì chỉ cần thiếu 1 loại axit amin thôi cũng sẽ làm cho cá chậm phát triển, dẫn tới bị bệnh rồi chết.

Tuổi của cá là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu Protein của cá Koi và cá Vàng.

Những con cá trưởng thành sẽ cần nhiều Protein hơn so với những cá nhỏ, đó là do quá trình phát triển cá cần nhiều axit amin hơn để duy trì sự phát triển.(bảng 1)

 % hàm lượng protein cần thiết cho cá Koi và cá vàng mỗi ngày. Nhiệt độ thức ăn 64-75ºF
Tuổi của cá % Protein
Cho đến 1 tuổi 40-45%
1-3 tuổi 35-40%
Trên 3 tuổi 25-30%

Nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng đến nhu cầu Protein của cá.

Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng

Nếu nước trong hồ có nhiệt độ thấp, tầm dưới 60ºF thì nhu cầu Protein của cá cũng thấp vì lúc này mức tăng trưởng của cá sẽ thấp. Lượng Protein thích hợp cho cá ở môi trường này là 25% với mọi độ tuổi của cá.

Khi cho cá ăn bạn cần chú ý đến lượng thức ăn dành cho cá, nếu hôm nay bạn cho ăn ít hơn hôm qua thì ngày mai bạn phải cho ăn nhiều hơn một chút như vậy mới có thể cung cấp đủ lượng protein dành cho cá hàng ngày. Khi thức ăn có chứa nhiều tinh bột hay chất xơ thì cũng cần chú ý lượng protein trong đó.

Các loại thức ăn khác nhau sẽ cho nguồn cung Protein khác nhau, do đó các axit amin tổng hợp được cũng khác nhau

Cần phải nắm được dinh dưỡng của từng loại thức ăn để có chế độ cho cá ăn hợp lý, ví dụ với thức ăn từ thịt động vật hay bột ngô thì protein trong đó là loại khó tiêu hóa trong khi thức ăn từ đậu nành và bột nuôi cá lại là protein dễ tiêu hóa.

Có thể bạn thích:   Chăm sóc, nuôi cá Koi cho người mới bắt đầu

Nguồn năng lượng chính của cá được lấy từ chất béo trong thức ăn, nhưng lượng chất béo trong thức ăn tự nhiên lại không ổn định mà giao động từ 10 – 40%, tính theo trọng lượng thức ăn khô. Tuy nhiên, nhu cầu chất béo của cá phụ thuộc vào mức độ hoạt động của nó, nếu cá ở môi trường nuôi tự nhiên, cá sẽ hoạt động nhiều hơn và cần nhiều chất béo hơn là cá ở môi trường nuôi nhốt, ít vận động. Trong khẩu phần ăn của cá Koi và cá Vàng ta cần cung cấp tối thiểu từ 5 – 10% chất béo để đảm bảo hoạt động của cá được diễn ra bình thường.

Cá chép yêu cầu axit béo Linoleic và Linolenic.

Dầu gan cá hoặc dầu cá Hồi là nguồn cung tốt nhất các axit béo cần thiết tốt nhất. Hàm lượng axit béo Linolenic trong đó khoảng 25% và axit béo Linoleic là khoảng 2.5%.

Trong các loại dầu Bắp hay dầu Đậu Nành thì hàm lượng axit béo Linolenic tương đối thấp, chỉ chiếm khoảng 4% nhưng hàm lượng Linoleic lại rất cao, ở mức 52%. Vì thế mà chế độ ăn hàng ngày của cá Koi và cá Vàng ta nên cung cấp khoảng 1% trọng lượng khô của cá 2 loại dầu là phù hợp.

Vitamins, chỉ là vi chất nhưng rất cần thiết cho sức khỏe của cá.

Khi cá bị thiếu hụt Vitamin ta sẽ thấy cơ thể cá bị cong lên, không ổn định rồi chết do quá yếu. Triệu chứng này giống với dấu hiệu cá bị ngộ độc thuốc trừ sâu nên ta rất khó nhận biết. Khi cá bị thiếu hụt vitamin H, vitamin B7, vitamin B8( gọi chung là Biotin) thì cũng có những dấu hiệu giống như khi cá bị nhiễm ký sinh trùng bên ngoài với các dấu hiệu như tiết chất nhờn màu xanh phủ trên vây, cá không lớn và thường bị co giật và co cứng.

Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng

Cá chép thì có thể tự tổng hợp được Vitamin B12, giúp giảm các nhu cầu cung cấp thực phẩm có vi chất đó, nhưng hầu như tất cả các loại Vitamin đều phải cung cấp qua chế độ ăn trực tiếp của cá.

Những Vitamins căn bản cần thiết cho cá
Vitamin Số lượng/ kg, hoặc trên số lần cho ăn
Fat Soluble
A 2500-5000 I.U.
D 500-2400 I.U.
K 10 mg
E 50 mg
Water Soluble
Ascorbic Acid (Vitamin C) 100 mg
Biotin 1 mg
Choline 500 – 3,000 mg
Folic Acid 5 mg
Niacin 100 – 150 mg
Pantothenic acid 40 – 50 mg
Pyridoxine 20 mg
Riboflavin 20 mg
Thiamin 10 – 20 mg

Chất khoáng là chất không thể thiếu với sức khỏe của cá.

Chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc hình thành mô và giúp trao đổi chất. Nhất là việc duy trì cân bằng thẩm thấu của các chất lỏng trong cơ thể cá với môi trường nước. Với các loại khoáng chất như natri, canxi, clorua, sulfat, kali, ,iốt, carbonat, phốt pho…  thì cá có thể tự hấp thụ nhưng với các loại kẽm, đồng, sắt, magiê thì cá chỉ có thể nhận được qua chế độ ăn hàng ngày.

Carbonhydrat không cần thiết cho chế độ ăn của cá Koi và cá Vàng.

Với lượng thức ăn như hiện tại thì cá đang bị thừa carbonhydrat, việc này có thể làm cho cá bị thoái hóa gan, dẫn đến sưng gan và suy gan, suy thận. Carbonhydrat ở ngưỡng an toàn chỉ là 10% trong khẩu phần ăn hàng ngày của cá.

Giống như carbonhydrat, cá cũng không cần chất xơ, chỉ cần chiếm 10% khẩu phần ăn hàng ngày đã có đủ tác dụng giúp cho cá tiêu hóa tốt.

Có một lưu ý nhỏ là khi ta cho cá ăn, lượng thức ăn dư thừa hàng ngày và chất thải sẽ làm biến đổi độ pH của nước trong hồ, do đó ta cần kiểm tra thường xuyên các chỉ số này để đảm bảo nước trong hồ đảm bảo chất lượng. Cách kiểm tra là hãy dùng phương pháp test Sara để biết được độ pH, NO2, NO3… một cách nhanh nhất.

Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng

Sinh lý học của cá Koi và cá Vàng.

Như ta đã biết là cá Koi và cá Vàng là loại có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì sinh lí của chúng cho phép chúng nhanh chóng thích nghi với nhiều loại thức ăn. Miệng của chúng như một máy hút có thể tìm kiếm thức ăn ở mọi nơi trong hồ từ tầng nước mặt đến tầng đáy. Nhất là miệng của cá Koi có một cơ quan cảm giác ở góc miệng làm cho chúng có khả năng phân biệt rất tốt nhiều loại thức ăn khác nhau.

Cá Koi và cá Vàng có hốc nhỏ nằm ở phía sau vòm mang giúp cho cá hấp thụ các mảnh vụn của thức ăn được nước đưa qua, đằng sau cổ họng chúng có nhiều răng. Nhờ điều đó mà 2 loại cá này có thể nuốt được các loại thức ăn dù rất nhỏ một cách liên tục, không cần phải chờ nhai xong hoặc nuốt xong mới có thể ăn những lần tiếp theo.

Hai loại cá này chúng có dạ dày thật nên chúng không thể để nhiều thức ăn ở trong đó. Dạ dày của chúng không có axit như những loài động vật có dạ dày để tiêu hóa thức ăn khác nhưng đổi lại đường ruột của chúng lại dài và gấp khúc có chứa các enzym giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Vì thế ta có thể thấy là cá Koi và cá Vàng có thể tiêu hóa thức ăn liên tục với số lượng ít.

Có thể bạn thích:   Cá Koi Ochiba: Nguồn gốc, đặc điểm và cách lựa chọn

Các lựa chọn khi cho ăn.

Bạn có thể chia ra làm hai chế độ ăn là chế độ ăn căn bản và chế độ ăn bổ sung. Trong đó chế độ ăn cơ bản là cần cung cấp đủ các loại chất béo, protein, vitamin và muối khoáng cần thiết. Chế độ ăn bổ sung là cần cung cấp thêm chất béo, protein, vitamin và muối khoáng khác.

Chế độ ăn căn bản

Cho cá ăn theo chế độ này thì thức ăn đảm bảo độ tin cậy là các loại thức ăn công nghiệp và bạn có nhiều lựa chọn với các thương hiệu khác nhau. Mỗi nhà sản xuất sẽ có những hàm lượng dinh dưỡng khác nhau nên bạn cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên mỗi nhãn hàng trước khi chọn mua.

Ngoài các thức ăn cơ bản thì bạn có thể cho cá ăn thêm các loại thực phẩm cao cấp, nhưng không nên lạm dụng loại thức ăn này vì chúng không phải là loại thức ăn quá cần thiết. Bởi các loại thức ăn dạng viên cơ bản cũng đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu. Ta có thể lấy ví dụ như sau:

Khi ta mua thức ăn nhẹ cho cá Trê giống thì thành phần protein của loại thức ăn này là bột cá và đậu tượng, giá trị dinh dưỡng của nó mang lại ngang với thức ăn cao cấp dành cho cá Koi mà giá thành lại không cao. Với thức ăn dành cho cá Hồi giống lại không phù hợp với chế độ ăn của cá Koi và cá Vàng trong thời gian lâu dài.

Có một số người nuôi cá lại tự pha trộn cho cá của mình có loại thức ăn riêng. Tuy nhiên việc pha trộn để đủ chất dinh dưỡng cơ bản không phải dễ, tiếp đến là thức ăn tự pha chế dễ hỏng hơn là thức ăn công nghiệp và chi phí để tạo ra thức ăn tự chế này cũng không rẻ hơn khi bạn mua thức ăn có sẵn.

Có một lưu ý là trước khi cho cá ăn bạn nên làm ướt thức ăn trong môi trường nước từ 30 đến 60 giây. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa của cá vì nó có thể tiêu hóa được thức ăn có độ ẩm khoảng 80%. Và khi cá quá đói, nếu bạn thả thức ăn khô xuống hồ có thể cá sẽ đớp và nuốt ngày khi nước hồ thấm ẩm, và khi đó sẽ làm cho đường ruột của cá bị tắc nghẽn, đe dọa sức khỏe và tính mạng cá. Một việc nữa là bạn nên sử dụng thức ăn có kích thước phù hợp với độ tuổi và cân nặng của cá để giảm các nguy cơ về bệnh đường ruột cho cá.

Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng

Chế độ ăn uống bổ sung

Đây là chế độ ăn mà ta cần cung cấp thêm các loại dinh dưỡng mà cá chưa đủ trong một khoảng an toàn nhất định. Chế độ ăn này không quá tốn kém, ta chỉ cần bổ sung chế độ ăn thêm loại Tảo ở hồ, nhất là loại Tảo có thớ dài hoặc kể cả là Bèo Tấm, đậu Hà Lan, Cà Rốt, Xà Lách…Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm Tôm đông lạnh để cung cấp những loại vitamin không thường xuyên cho cá, nhưng không được dùng thịt vụn của bò hoặc gà.

Cách giúp cá làm quen với thực phẩm bổ sung

Trước hết bạn hãy luộc qua bằng nước sôi để rau mềm, sau đó thả ra xuống cùng với một vài ít thức ăn vụn căn bản của cá, giúp cho cá quen dần với mùi vị thức ăn, đến khi cá đã quen với mùi vị của rau thì không cần kèm theo thức ăn vụn nữa.

Khi ta sử dụng các loại thức ăn bổ sung này có tác dụng rất tốt đối với cá. Nhưng bạn cần chú ý về số lượng và chất lượng khi cho cá ăn. Bạn có thể nghiền các loại thức ăn dạng to như đậu Hà Lan, Cà Rốt để cá ăn tốt hơn và dễ tiêu hóa.

Quá trình cho ăn

Việc cho cá ăn có nhiều yếu tố cần lưu ý là nhiệt độ nước trong hồ, sinh lí của cá, lượng thức ăn có sẵn trong hồ, thức ăn chuẩn bị cho ăn, số lượng cá trong hồ…

Số lượng

Ví dụ một chú cá Koi dài 12 inchs, 3 tuổi, nặng khoảng 400grams. Nó cần khoảng 4 grams thức ăn khô / 1 ngày trong mùa hè thì bạn nên chia nhỏ bữa ăn của nó ra khoảng 4 bữa/ 1 ngày mỗi bữa khoảng 1 grams thức ăn khô là hợp lí.

Cần lưu ý là nếu nhiệt độ trong nước vượt ngưỡng 78ºF trong khoảng thời gian dài thì nên giảm lượng thức ăn của cá. Dấu hiệu để nhận biết là bạn sẽ thấy cá không ăn hết thức ăn như mọi ngày và bạn cần phải vớt lượng thức ăn thừa ra khỏi hồ sau khi cá ngừng ăn khoảng 5 phút.

Có thể bạn thích:   Nuôi cá Koi là một thú vui thời thượng của những người Sài Gòn giàu có

Dưới đây là bảng cung cấp một số nhu cầu cơ bản cho nhu cầu ăn hàng ngày của cá.

Số lượng thức ăn mỗi ngày cho cá Koi và cá Vàng. Tính theo trọng lượng, kích thước cơ thể
Tuổi Nhiệt độ nước
Dưới 55 °F 55 – 64 °F 64 – 77 °F
Cá con 0 1 – 3% 3 – 5%
Cho đến 1 tuổi 0 0.5 – 1% 2 – 3%
1-3 tuổi 0 0.5 – 1% 1 – 2%
Trên 3 tuổi 0 0.5 – 1% 1%

Tính toán lượng thức ăn cho cá.

Ngoài các hướng dẫn về lượng thức ăn phù hợp với cá như trên thì bạn cần phải xác định thêm các yếu tố sau để có thể cho cá ăn lượng hợp lý nhất. Đó là đội tuổi, trọng lượng, số lượng của cá trong hồ.

Ví dụ bạn đang nuôi 8 chú cá Koi, trong đó có 5 chú Koi 1 tuổi, 3 chú cá Koi 4 tuổi. Giả sử độ dài của những chú cá Koi 1 tuổi là 5 inchs, trọng lượng mỗi con khoảng 22 grams, cá Koi 4 tuổi là 10 inchs, trọng lượng mỗi con khoảng 200grams, nhiệt độ nước đang ở mức 72ºF và đang là mùa hè. Vậy theo bảng hướng dẫn trên thì những chú cá Koi 1 tuổi ta sẽ thêm 2% trọng lượng cơ thể so với lượng thức ăn hàng ngày, cụ thể là 0,44grams. Với những chú cá Koi 4 tuổi sẽ là 1%, cụ thể là 2grams. Tổng lượng thức ăn cho hồ cá Koi như trên sẽ là: (5 chú cá Koi 1 tuổi = 5×0,44=2,2grams+ 3 chú cá Koi 4 tuổi = 3×2=6grams)=8.2grams thức ăn cơ bản/1 ngày. Tổng lượng thức ăn này chia cho 4 bữa trong ngày sẽ là 8.2/4=2.15gram/1 bữa cho 8 chú cá trong hồ. Bạn nên cho ăn nhiều hơn vào buổi trưa và buổi sáng và trọng lượng thức ăn có thể dao động trong khoảng 7-10gram/ 1 ngày. Nếu hiện tại bạn đang cho cá ăn nhiều hơn so với ví dụ chúng tôi đưa ra thì bạn nên xem lại sức khỏe của cá và công thức cho ăn của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem lại cách bố trí hồ nuôi của bạn.

Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng
Những Chú Ý Trong Việc Chăm Sóc Cá Koi Và Cá Vàng

Những chú cá được bơi lượn tung tăng mỗi ngày trong hồ nuôi một cách thỏa thích là hồ đó đã đủ rộng với chúng. Trong hồ nên có các loại tảo, cây cỏ, côn trùng một cách tự nhiên kết hợp với những viên thức ăn cao cấp để bổ sung dưỡng chất cho cá, giúp cá phát triển tốt và có màu sắc đẹp.

Chúng ta thường cho cá ăn theo lịch để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cá chứ ít khi thực hiện tối ưu hóa vì rất khó làm.

Theo như hướng dẫn ở trên thì khi nhiệt độ nước ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 50º F thì ta không nên cho cá ăn, nếu nhiệt độ ở mức 50-60º F thì nên cho cá ăn 2 đến 3 lần 1 ngày. Khi nhiệt độ nước trên 60 độ F thì nên cho cá ăn ngày 4 lần hoặc hơn. Nếu trong hồ đã có sẵn các loại thức ăn khác như tảo, sinh vật nhỏ không xương thì ta có thể giảm bớt phần ăn của cá nhưng vẫn phải giữ nguyên số lần cho ăn.

Quy tắc cho ăn trong 5 phút

Tức là trong 5 phút đó bạn cho cá ăn tất cả những gì có trong hồ, không hơn chứ không phải là một ngày bạn chỉ cho cá ăn 5 phút. Mà phải hiểu là cho cá ăn nhiều lần 5 phút trong ngày. Vào mùa hè bạn nên cho cá ăn khoảng 5 lần mỗi lần 5 phút để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cá.

Một vài điều cuối.

Chú ý đến thời hạn sử dụng thức ăn cho cá, tránh để quá hạn dù nhìn hình thức hay cảm quan đều vẫn ổn

Chính vì điều này mà khi bạn có ý định cho cá thử một loại thức ăn mới thì cần phải chọn loại mới sản xuất, vì trong môi trường không khí thông thường, các chất béo và axit amin sẽ rất nhanh chóng bị phá vỡ liên kết, dẫn đến chất lượng thức ăn cho cá không đảm bảo, không phát huy tác dụng.

Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ vừa phải và môi trường thoáng mát

Không nên tích trữ quá nhiều thức ăn cho cá. Bạn nên mua đủ dùng cho khoảng thời gian là 1 tháng rồi mua tiếp, như vậy sẽ giúp thức ăn luôn tươi mới, đảm bảo chất lượng.

Nếu không có đủ hệ thống sục khí và thiết bị đo oxy thường xuyên thì không nên cho các ăn vào buổi chiều muộn hoặc sáng sớm

Ban đêm, tảo và thực vật trong hồ sẽ hô hấp nên buổi sáng lượng oxy trong hồ sẽ giảm đi đáng kể, mà khi cá ăn xong lại cần một lượng oxy tương đối lớn, do đó lượng oxy trong hồ sẽ không đủ để cung cấp cho cá, dẫn tới cá sẽ mắc các bệnh về hô hấp, không tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển.

Cần thay nước hồ thường xuyên

Cá có thể hấp thu các dưỡng chất trong hồ nhưng theo thời gian, các khoáng chất đó sẽ giảm xuống nên cần phải được bổ sung để đảm bảo đủ khoáng chất cung cấp cho cá. Để bổ sung thì cách tốt nhất là thay nước cho hồ cá, giúp cung cấp khoáng chất, môi trường trong sạch, cá sẽ sinh trưởng phát triển tốt không bị bệnh tật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0976870033
Liên hệ